Nguồn gốc văn minh
Ngược dòng thời gian để xem văn minh nhân loại và vạn vật muôn loài được hình thành như thế nào.
Bạn có biết lịch sử hình thành văn minh nhân loại được hình thành như thế nào không? Và cho tới hiện tại nền văn minh đã và đang ở đâu không? Mỗi giai đoạn lịch sử qua đi là một điểm nhấn mấu chốt mà gần như người xảy ra những biến cố hoặc dấu tích đặc trưng cho thời kỳ đó.
Nguồn gốc văn minh từ đâu?
Theo các nhà khoa học, loài người phát triển từ thuở hoang sơ cho đến nay ước khoảng mười nghìn năm, gồm các thời Cổ Đại, Trung Cổ, Cận Đại và Hiện đại. Ở mỗi thời đại, xã hội loài người nổi lên một số vùng, hoặc một mảnh đất mà ở đó xã hội cư dân ở điểm tập hợp được các giá trị tiên tiến vượt trội trong nhiều lĩnh vực – hình thành nền văn minh.
Một số thống kê cụ thể ở thời Cổ Đại có 8 nền văn minh lớn: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes.
Tại sao chúng ta nên tìm hiểu về nguồn gốc văn minh?
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu – chuyên gia nghiên cứu về lịch sử hiện nay đã nói rằng: “Biết về lịch sử, biết về văn minh nhân loại không chỉ là việc nhắc lại quá khứ để biết quá khứ, mà là để hiểu hiện tại và biết tương lai. Không nghiên cứu lịch sử, văn minh nhân loại như một khoa học thì không thể nhận thức được những gì đang và sẽ xảy ra, bài học và kinh nghiệm lịch sử chỉ có ích cho thế hệ sau nếu nó giúp thế hệ lựa chọn và tự định đoạt con đường tương lai”.
Như vậy, lý do mà chúng ta cùng ngoảnh lại nhìn lại lịch sử nhân loại như sau:
Hiểu về sự phát triển văn hóa nhân loại qua các mốc thời gian
Văn hóa là nhân tố quan trọng với con người chúng ta. Không có có một nền văn hóa, nền văn minh nhân loại từ cổ đại đến nay thì liệu có chúng ta ở đây hôm nay hay không.
Vậy cái gì tạo nên văn minh? Là văn hóa tạo nên văn minh, lịch sử thì tạo nên dòng chảy văn hóa. Lịch sử là xương sống của nền văn hóa, văn hóa sẽ khác nhau ở mỗi thời kỳ khác nhau.
Là một thành viên nhỏ trong một đất nước, chúng ta biết được sự hình thành đất nước này do đâu mà có, đất nước này có gì đặc trưng hay đất nước này đã trải qua những năm hình thành, phát triển với nền văn minh nhân loại nào. Hiểu về nguồn gốc văn minh giúp chúng ta có được góc nhìn chung nhất về một nền văn hóa của đất nước nói riêng và của nhân loại nói chung, giúp lý giải các biểu hiện văn hóa, từ đó có thể đặt ra phương pháp phù hợp để phát triển văn hóa theo hướng tích cực.
Hiểu nguồn gốc văn minh tạo nên nền tảng để phát triển bền vững
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn minh nhân loại một cách khoa học cho chúng ta nền tảng vững chắc để quyết định những vấn đề quan trọng cho tương lai.
Cuốn sách “Nguồn gốc văn minh” của Nguyễn Hiến Lê là kiệt tác không nên bỏ lỡ
Không ai còn quá xa lạ với nhà văn, nhà chính trị, dịch giả,.. nổi tiếng Nguyễn Hiến Lê nổi tiếng với những tác phẩm để đời như Đắc Nhân Tâm, Quẳng gánh lo và vui sống, sống đời đáng sống,… Cuốn “Nguồn gốc văn minh” sẽ mang đến cho các bạn đọc một cách hiểu sâu sắc về văn minh nhân loại, sự tồn tại và phát triển từ thời con người còn chưa xuất hiện. Và được cụ thể hóa nguồn gốc văn minh qua các phương diện: Kinh tế, chính trị, lý luận, tinh thần.
Nguồn gốc của văn minh được hình thành từ nhiều yếu tố
Theo tác giả, văn minh là sự sáng tạo văn hóa nhờ một trật tự xã hội gây ra và kích thích. Nó gồm 4 yếu tố căn bản: sự phòng xa về kinh tế, sự tổ chức chính trị, những truyền thống luân lý, sự thăng tiến tri thức và phát triển nghệ thuật. Văn minh tùy thuộc vào nhiều yếu tố, những yếu tố đó có thể làm cho nền văn minh tiến triển nhanh hay chậm.
Đầu tiên, yếu tố địa chất. Người ta có thể nói rằng văn minh là một màu phụ giữa hai thời đại băng giá. Nếu một luồng khí lạnh lại xảy ra nữa thì tất cả công trình của nhân loại sẽ bị phá hỏng và băng, đá phủ hết, lúc đó con người buộc phải đi đến nơi nào đó để có thể sinh tồn trên thế giới này. Hay, chỉ cần một cơn địa chấn từ dưới lòng đất, dưới đáy biển gây nên động đất, sóng thần, núi lửa cũng khiến mọi thứ bị chôn vùi.
Thứ hai, Văn minh của nhân loại cũng dựa vào những yếu tố về địa lý. Khí hậu nóng ẩm sẽ là cơ hội cho lũ sâu bọ và các bệnh truyền nhiễm phát triển, con người từ đó mà suy yếu hơn về sức khỏe do vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể. Một khi sức khỏe con người suy giảm thì khả năng sáng tạo cũng từ đó mà vơi đi.
Thứ ba, yếu tố về kinh tế còn quan trọng hơn ảnh hưởng đến nguồn gốc văn minh. Một dân tộc có thể có những chế độ chính trị vững vàng, nên tri thức cao thì văn mình cũng từ đó mà đi lên. Thử nhìn lại, bạn đầu con người săn bắn mỗi ngày để sinh tồn, nhưng giờ đây những ngành công nghiệp ở các tòa nhà cao tầng, khu chế xuất mọc lên như nấm. Đó là cả một quá trình dài trải qua nhiều thế hệ của con người xưa đến nay.
Thứ tư, yếu tố về tâm lý là cần thiết cho sự tạo ra văn minh. Tâm lý của con người tạo ra những trật tự cho xã hội. Văn minh mỗi giai đoạn đều khác nhau và tâm lý con người lúc đó cũng không giống nhau. Thời cổ đại, người ta chỉ quan tâm đến chuyện sống còn, làm sao để sống, nhưng bây giờ thì sao, ngoài tâm lý làm sao để có cuộc sống an nhàn hơn, người ta còn mong được tiền tài lộc để cuộc sống sung túc.
Tất cả những điều kiện ấy, hoặc một trong những điều kiện ấy mất đi thì nền văn minh cũng dễ dàng bị tiêu diệt.