Người Xưa Đã Quên Ngày Xưa
Sự trở lại của hiện tượng xuất bản – nhà văn của nỗi buồn tuổi trẻ
“Cảm ơn người, vì đã từng một lần nắm lấy tay nhau.”
Cuốn sách thứ 7 của nhà văn Anh Khang là những tiếp nối một chút nuối tiếc, một chút cô đơn, một chút sầu vọng: “sau yêu – đến chia tay”. Rồi sau đó? Sau đó… làm gì còn sau đó nữa… Người xưa đã quên ngày xưa – nghe như một tiếng thở dài, trầm buồn, thê thiết. Những tưởng rồi Anh Khang sẽ lại mang đến những nỗi buồn cũ đã gặp trong các cuốn sách trước của anh, những tưởng sẽ chỉ là những điều lặp lại, tuần hoàn, như tình cảm vốn dĩ trong mỗi người: Dẫu biết rằng tình đã hết ở người – nhưng còn ở mình, có nói cũng chỉ là chuyện cũ, nhưng chuyện cũ nói bao giờ mới hết, mới cạn vơi? Nhưng may mà, dẫu buồn, những câu văn của Anh Khang vẫn còn trong đó chút an yên, chút bình tâm: Bởi đến sau cùng, tuổi trẻ rồi cũng qua. Ước mơ đôi lúc bất thành. Tình yêu có thể không trọn vẹn. Nhưng những gì hồn nhiên trong trẻo nhất của mối tình đầu đẹp đẽ ấy, sẽ luôn còn lại, lấp lánh trong tim… Cảm ơn người, vì đã từng một lần nắm lấy tay nhau.
Nhận định:
Báo Phụ Nữ: Cây bút trẻ Anh Khang đang dần định vị tên tuổi với danh hiệu “tác giả triệu bản”… Cuốn sách nào của Khang cũng có lượng phát hành lên đến hàng chục ngàn bản in.
Báo Vietnamnet: Được ưu ái gọi là “cây bút của nỗi buồn”, những ấn phẩm của Anh Khang thường thiên về màu sắc hoài niệm, trầm mặc trong những câu chuyện tình dở dang hay hồi ức về một người từng yêu thương gắn bó.