Giới thiệu sách
Người Chăm Xưa Và Nay
Người Chăm là một dân tộc có sự hình thành và phát triển lâu đời, theo sử liệu bia ký cuối thế kỷ thứ II (SCN) Vương quốc Champa đã hình thành, phát triển và tồn đến năm 1832. Người Chăm thuộc chủng tộc Nam Á, thuộc hệ ngôn ngữ Malayo-Polinesien có tiếng nói gần giống các dân tộc phía Tây Trường Sơn như Raglai, Churu, Rade. Người Chăm có chữ viết riêng, họ dựa vào chữ Sanskit (Phạn ngữ) cải biên thành chữ Chăm Akhar tharh tồn tại đến ngày hôm nay.
Mối quan hệ Việt-Chăm trong lịch sử thể hiện rõ nét qua quan hệ văn hóa Sa Huỳnh với văn hóa Đông Sơn. Tác giả mang trong mình dòng máu Việt-Chăm đã đi điền dã nhiều nơi để tìm hiểu và làm sáng rõ hơn mối quan hệ Việt-Chăm từ thời xa xưa thông qua các thư tịch, khảo cổ, dân tộc học; đồng thời phản bác nhiều luận điểm sai trái của một số nhà nghiên cứu nước ngoài về những xung đột giữa hai bên thời kỳ trung cận đại.
Tác phẩm này gồm 2 chương, 1 lời nói đầu và 1 lời kết.
Chương I. Lịch sử tộc Chăm
- Tiết 1. Người Tiền - Chăm.
- Tiết 2. Người Chăm xưa.
- Tiết 3. Người Chăm nay.
Chương II. Văn hóa Chăm
- Tiết 1. Dân tộc Chăm và tôn giáo.
- Tiết 2. Tháp Chăm.
Phụ lục. Tư liệu thư tịch cổ.
Tác phẩm thiên về phổ thông khoa học dùng cho đại chúng, nên cố gắng tránh những vấn đề khoa học như khảo cổ học, tôn giáo học quá chuyên sâu.
Sách Người Chăm Xưa Và Nay của tác giả Nguyễn Duy Hinh, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark