Ngôn Sứ (Kẻ Tiên Tri)
"Giữa trần gian, con người chẳng thể sống một mình; từ bản thân mỗi người và trong hiệp quần với tha nhân phát sinh các vấn đề, và chỉ có thể giải quyết đích thực chúng bằng cách sống nhân ái với trọn vẹn thể xác cùng tâm hồn chân chính của mình.
Và Almustafa, ngôn sứ hóa thân của Gibran trong "THE PROPHET" đã phát biểu về các vấn đề đó, theo chiều hướng đó, bằng 26 bài thơ xuôi nhuốm đầy tình người ấm áp và hương vị triết lý.
Chính Gibran cũng đã trực tiếp xác nhận: "Trong NGÔN SỨ, tôi chốt lại các ý tưởng nhất định và tôi ao ước sống theo các lý tưởng đó... Đối với tôi, nếu chỉ viết suông chúng ra thôi thì đó là giả trá."
Từ ngày ra mắt (1923), tác phẩm xuất sắc này được đón nhận nồng nhiệt, đến nay đã dịch ra hơn 40 thứ tiếng, tái bản gần 200 lần, với hơn 100 triệu bản in."
(Nguyễn Ước)
Thông tin tác giả Kahlil Gibran
Sinh (06/01/1883 - 10/04/1931, tên đầy đủ tiếng Ả Rập Khalil Gibran Gibran, đôi khi viết là Kahlil) là một nghệ sĩ, nhà thơ và nhà văn Liban.
Sinh ra tại thị trấn Bsharri ở phía bắc Liban ngày nay (lúc đó là một phần của Mount Lebanon Mutasarrifate, Đế quốc Ottoman), khi còn trẻ ông di cư cùng gia đình đến Hoa Kỳ, tại đó ông nghiên cứu nghệ thuật và bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình, viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập. Trong thế giới Ả Rập, Gibran được coi là một kẻ nổi loạn trong văn học và chính trị. Phong cách lãng mạn của ông là tâm điểm của sự phục hưng trong văn học tiếng Ả Rập hiện đại, đặc biệt là thơ văn xuôi, tách ra từ trường phái cổ điển. Tại Lebanon, ông được coi như một thiên tài văn học.
Ông chủ yếu được biết đến trong thế giới nói tiếng Anh vì cuốn sách The Prophet (tiên tri) năm 1923 của ông, một ví dụ đầu tiên của tiểu thuyết truyền cảm hứng bao gồm một loạt các bài tiểu luận triết học được viết bằng thơ văn xuôi tiếng Anh. Cuốn sách bán rất chạy mặc dù bị chỉ trích lúc đầu. Nó được phổ biến trong những năm 1930 và một lần nữa trong những năm 1960 với nền văn học chống văn minh xã hội. Gibran là nhà thơ có sách bán chạy nhất thứ ba của mọi thời đại, sau Shakespeare và Lão Tử.