Tất cả danh mục

Dám tha thứ - Thù hận vì sợ phải bị tổn thương lần nữa

Chúng ta nghĩ rằng nổi giận là cách duy nhất giúp ta có được cảm giác an toàn. Vì thế, chúng ta không thể từ bỏ giận dữ và thù hận. Giận dữ và thù hận là tín hiệu báo chúng ta biết rằng chưa đủ an toàn để tha thứ.

Tha thứ bắt nguồn trong tổn thương

Chúng ta bị ai đó gây tổn thương, đau đớn. Việc đầu tiên là chấp nhận với bản thân rằng chính mình đang bị đau đớn, tổn thương. Khi thừa nhận mình đã bị tổn thương, cảm xúc sẽ từ từ hiện ra, tạo áp lực và vây lấy bạn. Tùy mức độ tổn thương mà bạn sẽ có những cảm xúc giận dữ, buồn chán, sợ hãi, ngạc nhiên, phiền muộn, trả thù, bối rối, thất vọng, thậm chí cả ý định tự tử... Khi cảm xúc dâng trào, nó sẽ phá vỡ cảm giác bình yên. Trong nỗi đau tột cùng, có thể bạn sẽ nói và làm những việc rất điên rồ; bạn hoàn toàn mất kiểm soát.


Sách "Dare To Forgive - Dám Tha Thứ" tác giả Edward M.Hallowell.

Trong trường hợp sự đau đớn vượt quá sức chịu đựng, bạn không nên “ôm” nó một mình mà hãy chia sẻ với bạn bè, cả trực tiếp lẫn gián tiếp bằng e-mail, điện thoại... Hãy nói chuyện với người chúng ta tin tưởng. Tiếp xúc với người khác là bước quan trọng nhất trên con đường dẫn đến sự tha thứ.

Đừng ở một mình quá lâu. Chúng ta sẽ đánh mất tính thực tế khi tự cô lập mình. Cũng giống như khi ở trong bóng tối, trí tưởng tượng của chúng ta có khuynh hướng giảm đi. Khi đơn độc, người ta hay khuyếch đại tính tiêu cực và đánh mất tính tích cực, hay nghĩ đến việc trả thù, cũng như sẽ đưa ra những quyết định hết sức hấp tấp.

Bạn hãy cố tìm đến một, hai người bạn thật sự tin tưởng và nói cho họ nghe về tất cả những gì đã xảy ra. Tốt nhất là người đó không liên quan gì đến sự việc đang diễn ra với bạn. Bạn cũng có thể trao đổi với nhà trị liệu, bác sĩ, chuyên gia tư vấn về tâm lý...

Tuy nhiên, đừng nghĩ là bạn phải giải quyết hay thay đổi tình hình, chỉ đơn giản là bạn có thể được nói trong trạng thái tự tin và không phải chịu một áp lực nào cả. Cứ nghĩ bạn đang thư giãn, giải trí với nỗi đau của bạn. Đừng nghe theo tiếng gọi của sự trả thù. Đừng kiện tụng, đừng bỏ việc, đừng xa rời người bạn đời. Hãy dành cho mình một ít thời gian, tối thiểu là vài ngày, thậm chí vài tháng để hệ thống cảm xúc trong bạn được điều chỉnh, cân bằng lại.

Nhưng tất cả những điều đó không phải là sự bỏ cuộc. Bạn không nên giả vờ là mọi thứ đã đâu vào đấy để rồi rút lui khỏi cảm xúc thực tế. Để thực hiện được điều đó, hãy giữ cho mình tiếp xúc với nguồn năng lượng tích cực: có thể kết nối bạn bè, người thân trong gia đình với các hoạt động bạn yêu thích như làm vườn, chơi quần vợt, làm việc, chơi với thú cưng, tham gia các câu lạc bộ, hay bất cứ những gì có liên quan đến bạn, thậm chí với triết lý sống của riêng bạn.

Đó cũng có thể là những cuộc dạo đi bộ giữa thiên nhiên, ngồi ngắm trời biển, nghe một khúc nhạc trữ tình, đọc một cuốn sách yêu thích... Duy trì và nuôi dưỡng những kết nối này là rất quan trọng, nhất là trong thời điểm bạn đang chữa trị vết thương lòng.

Khi bị tổn thương, tự khắc chúng ta nhớ đến những kỷ niệm đau thương đã xảy ra với mình. Trong tình huống như vậy, bạn hãy cố kêu gọi niềm tin của mình, đừng để lòng thù hận kiểm soát. Lòng thù hận của bạn chẳng muốn gì khác ngoài sự trả thù. Đây là nơi mà tiến trình của sự tha thứ gặp khó khăn nhất. Thay vì hành động một cách thụ động theo phản ứng của lòng thù hận, chúng ta hãy dừng lại để kêu gọi lý lẽ và niềm tin.

Đây là lúc chúng ta hành động dựa trên niềm tin vào sự tha thứ. Nếu có ai đó đủ thông minh và thấu hiểu bên cạnh mình thì đây chính là lúc chúng ta nên sẻ chia. Nếu niềm tin đưa chúng ta đến sự tha thứ thì nghĩa là chúng ta đang trong quá trình đạt được sự tha thứ.

Lòng vị tha mở cửa cho tình thương

Chúng ta phải chấp nhận những điều đã xảy ra. Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ dẫu cho nó dẫn đến sự giận dữ và mong muốn trả thù trong ta đến thế nào đi nữa. Vì vậy giờ đây, chúng ta nên cảm nhận nỗi buồn, bỏ qua những điều mất mát, để rồi bỏ lại sau lưng cơn giận dữ và lòng thù hận của mình.

Dù đã từ bỏ nhưng chúng ta vẫn chưa đạt đến sự tha thứ. Chúng ta vẫn còn vướng trong vòng thù hận và bị “cái móc câu” cắm vào. Nhưng quan trọng là, chúng ta không thể tha thứ được, dù muốn lắm, là bởi đã bị cắm sâu vào cơn giận dữ và lòng thù hận mà không nhận thấy được. Chúng ta không thể tự giải thoát mình. Vì vậy, phải tìm cho ra cái “móc câu” đó. Hãy tìm câu trả lời cho các câu hỏi: “Tại sao cơn buồn bực lại làm phiền mình nhỉ?”, “Cái gì đang kéo mình lại, không cho mình tiến về phía trước?”...

Câu trả lời ra sao còn tùy thuộc vào bạn là ai, điều gì đã và đang xảy đến cho cuộc sống của bạn. Câu hỏi này liên quan đến tâm lý, cuộc sống riêng của từng người. Chúng ta kém tự chủ, đó chính là “cái móc” đang cắm vào chúng ta; luôn cho rằng mình đang bị người khác lợi dụng, đó chính là cái móc đang cắm vào chúng ta... Để tự giúp mình tìm ra “cái móc” đó, bạn hãy tự hỏi “Tôi có thể hành động như một kẻ ngốc không? Sự thù hận này có đáng không?”. May mắn biết bao nếu chúng ta có thể tự nhận thấy mình! Có thể bạn là người duy nhất làm được điều này. Vì thế, hãy dành chút thời gian để cho cơn giận hạ xuống.

Chúng ta chất chứa lòng thù hận không vì giận dữ mà là do sợ hãi. Chúng ta sợ phải bị tổn thương lần nữa. Chúng ta nghĩ rằng nổi giận là cách duy nhất giúp ta có được cảm giác an toàn. Chúng ta giận dữ để tránh né người khác, để hỗ trợ cảm giác quyền lực của mình và đạt được cảm giác tự chủ. Vì thế, chúng ta không thể từ bỏ giận dữ và thù hận. Giận dữ và thù hận là tín hiệu báo chúng ta biết rằng chưa đủ an toàn để tha thứ.

Việc ai đó cảm thấy an toàn khi tha thứ còn tùy thuộc vào tình huống, hoàn cảnh riêng của người đó. Chúng ta cần những biện pháp tức thời, đại loại phải thấy kẻ thù bị trả giá rồi mới cảm thấy an toàn mà tha thứ. Có khi chỉ cần một lời xin lỗi, chúng ta cũng sẽ mạnh mẽ hơn là chúng ta tưởng.

Trong mọi trường hợp, đừng tự ép mình tha thứ nếu cảm thấy còn sợ hãi. Hãy lắng nghe nỗi sợ hãi trong ta và hãy hành động để lấy lại cảm giác an toàn.

Hãy cố thông cảm cho người đã làm tổn thương ta. Cách hay nhất để tha thứ là tự đặt mình vào hoàn cảnh của người đó. Cũng khó phải không? Nhưng hãy nhìn vấn đề từ quan điểm của họ. Tôi biết chắc là khó. Tuy nhiên, nếu có thời gian, hãy thử thực hiện điều đó dù bạn ghét cay ghét đắng họ.

“Hiểu tất cả là tha thứ cho tất cả”, câu ngạn ngữ này cho chúng ta thấy rõ sức mạnh của lòng vị tha và cảm thông. Đôi lúc chúng ta không thể, nhưng ít ra cũng hãy thử và cố gắng thực hiện. Lòng vị tha là một công cụ quan trọng trong “chiếc hộp tha thứ”. Nó mở cửa tình thương – thậm chí là tình thương dành cho kẻ thù.

Nguồn https://vov.vn/van-hoa/van-hoc/dam-tha-thu-thu-han-vi-so-phai-bi-ton-thuong-lan-nua-post980416.vov

Những cuốn sách “Nghệ Thuật Sống - Tâm Lý” với những kinh nghiệm nghệ thuật sống tuyệt hay mang lại động lực mạnh mẽ sẽ làm bạn thay đổi cách sống, cách nghĩ… giúp cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn. Xem tại đây

Theo PV (vov)

Dare To Forgive - Dám Tha Thứ

  • Giá bìa: 98.000 ₫
  • Giá bán tại NETA: 78.400 ₫
Mua ngay