Tất cả danh mục

Nguồn Gốc Các Loài: Nghiên cứu đột phá về nguồn gốc các loài

Với nghiên cứu công phu, khoa học và thực chứng, Charles Darwin đã lý giải thuyết phục về sự tiến hóa của các sinh vật trên thế giới qua đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên.

Nguồn gốc các loài cùng tên tuổi của Charles Darwin đã quen thuộc trong lĩnh vực sinh học bởi giá trị khoa học của tác phẩm nghiên cứu này. Được xuất bản lần đầu tiên năm 1859, bản in đầu với 1.250 cuốn Nguồn gốc các loài được bán hết chỉ trong một ngày, cho thấy sự đón nhận của độc giả với một tác phẩm khoa học.


Sách Nguồn Gốc Các Loài. Tác giả Charles Darwin

Với tên gọi đầy đủ là Về nguồn gốc các loài qua con đường chọn lọc tự nhiên, hay sự bảo tồn những nòi ưu thế trong đấu tranh sinh tồn (On the origin of species by means of natural selection or the preservation of favoured races in the struggle for life), cuốn sách là công trình nghiên cứu của Charles Darwin qua thực tế điền dã trong khoảng thời gian 1831-1836 cùng những luận giải mới mẻ của ông so với giới khoa học bấy giờ.

Tư tưởng cốt lõi của Nguồn gốc các loài, theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn là tiến trình ra đời các giống loài mới được thúc đẩy bằng sự biến dị (và rồi sự đột biến trong sự phát triển lý thuyết về sau), đi kèm với một sự chọn lọc "tự nhiên".

Bằng tác phẩm Nguồn gốc các loài, nhà tự nhiên học người Anh đã đi đến một kết luận mang tính đột phá rằng các loài không phải là những thực thể bất biến ra đời nhờ các đấng sáng tạo riêng biệt, mà đó là sự biến đổi từ loài này sang loài khác, qua đó, giới sinh vật tiến hóa theo thời gian.

Ở lần xuất bản đầu tiên năm 1859, Nguồn gốc các loài có 14 chương cùng phần Dẫn nhập. Dù ở những lần xuất bản sau, tác giả có những điều chỉnh, bổ sung, bản in năm 1859 có thể xem là bản nền trong nghiên cứu của C. Darwin, người đã mở ra thuyết tiến hóa đầy tính khoa học, biện chứng.

Trong công trình này, Darwin bằng thực tế nghiên cứu đã luận giải rất nhiều vấn đề mang tính đột phá dù trước ông, đã có nhiều nhà khoa học cũng tin rằng, thế giới vận động, biến đổi chứ không tĩnh tại, và các loài, không phải do một đấng toàn năng nào sáng tạo ra, mà do sự tiến hóa theo chọn lọc tự nhiên.

Darwin chứng minh rằng, một giống loài sinh sản nhiều thế hệ quá mức cần thiết để duy trì nòi giống, thì các cá thể thế hệ sau sẽ không hoàn toàn giống nhau mà có những đặc điểm riêng, tức biến dị. Cá thể nào thích nghi với môi trường sống, sẽ có ưu thế hơn so với cá thể còn lại, và có khả năng sống sót cao hơn trong cuộc đấu tranh sinh tồn.

Sự đa dạng của các giống loài hiện nay (tính đến thời điểm của Darwin) có thể quy về một số ít, thậm chí là từ hình thức nguyên thủy. Đây chính là cơ sở của cây tiến hóa mà chúng ta được tiếp cận trong lĩnh vực sinh học. Và, theo Darwin, người hiện đại Homo sapiens được tiến hóa từ những biến đổi nhỏ nơi loài linh trưởng giống người.

Trong lời giới thiệu của Julian Huxley dành cho tác phẩm này, đã đánh giá rất cao nghiên cứu của C. Darwin và xem đây là một tác phẩm vĩ đại khi trình bày thuyết tiến hóa một cách thuyết phục:

"Nó trình bày những chứng cứ về sự tiến hóa một cách thuyết phục: Nó cung cấp một kho chứng cứ khổng lồ và được chọn lọc kỹ lưỡng cho thấy rằng những động vật và thực vật đang tồn tại không phải được tạo ra một cách riêng biệt dưới những hình thức như hiện nay của chúng mà phải tiến hóa từ những hình thức sơ khai qua sự biến đổi chậm chạp"; "chọn lọc tự nhiên làm cho sự tiến hóa được hiểu một cách khoa học".

Nguồn https://zingnews.vn/nghien-cuu-dot-pha-ve-nguon-goc-cac-loai-post1356785.html

Triết học có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học cụ thể. Và ngược lại, với mỗi giai đoạn phát triển của khoa học, nhất là khoa học tự nhiên thì triết học cũng có một bước phát triển. Tìm hiểu những kiến thức về “Triết Học - Khoa Học” để hiểu mình và thế giới này. Xem tại đây

Theo Trần B.A (zing)

Nguồn Gốc Các Loài

  • Giá bìa: 195.000 ₫
  • Giá bán tại NETA: 156.000 ₫
Mua ngay