TẤT CẢ DANH MỤC

Nam Phương Hoàng Hậu - Vị Quốc Mẫu Tân Thời Qua Tư Liệu Báo Chí (1934-1945)

  • Giá bán: 68.000 ₫ 85.000 ₫
  • Tiết kiệm: 17.000 ₫-20%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    08 - 2023
  • Kích thước:

    14 x 21 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Tổng hợp TP.HCM
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    192

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Nam Phương Hoàng Hậu - Vị Quốc Mẫu Tân Thời Qua Tư Liệu Báo Chí (1934-1945)

Nhà Nguyễn (1802 - 1945) là triều đại quân chủ Hoàng đế nhưng chỉ có hai vị Hoàng hậu chánh vị trung cung. Điều đặc biệt, đây là hai vị Hoàng hậu được sách lập vào hai mốc thời gian rất đặc biệt của nhà Nguyễn là ở đời Hoàng đế đầu tiên và đời Hoàng đế cuối cùng của triều đại.

Vị Hoàng hậu đầu tiên là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (1762 - 1814) là nguyên phối của Thế Tổ Cao Hoàng đế mà chúng ta quen gọi là Hoàng đế Gia Long, vị Hoàng hậu đã trải qua bao gian lao khổ ải cùng với Thế Tổ trong thời gian bôn ba, trung hưng để nghiệp. Vị Hoàng hậu thứ nhì cũng trứ danh là mẫu nghi thiên hạ là Nam Phương Hoàng hậu (1914 - 1963) là nguyên phối của Hoàng đế Bảo Đại.

Nam Phương Hoàng hậu sinh ra ở Nam Kỳ. Kể từ khi trung hưng, Hoàng gia nhà Nguyễn đã ghi nhận nhiều vị mẫu nghi, phi tần có xuất thân từ miền Nam mà nổi danh hơn cả đó là Tá Thiên Nhơn Hoàng hậu, nguyên phối của Thánh Tổ Nhơn Hoàng đế và Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, nguyên phối của Hiến Tổ Chương Hoàng đế.

Lịch sử mở cõi của nhà Nguyễn gắn liền với vùng đất Nam Kỳ, do đó việc nơi này là đất sinh ra những hậu phi Nguyễn triều không phải là điều hiếm thấy khi mà luật bất thành văn đương thời luôn coi trọng con em nhà “trâm yêng” quyền quí, kim chi ngọc diệp của các vị đại thần mẫn cán, trụ cột triều đình. Vào thời điểm ban sơ đó, các vị công thần danh tướng, văn quan đa phần xuất thân từ nơi này.

Đối với các đời hậu phi, theo truyền thống quân chủ, là những người vợ lo về việc nội trợ nơi cung cấm, hầu hạ Hoàng đế, chăm sóc lăng tẩm, cung phụng miếu điện, ... Đối với Nam Phương Hoàng hậu, bà cố gắng thực hiện đầy đủ trách nhiệm với cương vị là một người condâu hoàng tộc, chẳng những thế, bà còn được coi là một vị “quốc mẫu tân thời”.

Hoàng đế Bảo Đại là vị quân chủ thứ 13 của triều Nguyễn, từ nhỏ ông đã được thọ hưởng sự giáo dục theo truyền thống lễ nghi Nho giáo với tinh thần Á Đông. Ngoài ra, ông còn được đi du học tại Pháp nhằm học hỏi nhiều về kinh tế, chính trị đương thời, việc ngoại giao, lối cư xử theo phương Tây. Việc giáo dục Hoàng đế từ nhỏ nhằm mục tiêu hòa quyện yếu tố truyền thống và hiện đại, đào tạo nên một vị quân chủ vừa am hiểu cổ điển vừa theo kịp tân thời, mà như câu nói của đức thánh Khổng Tử là “Ôn cố nhi tri tân”. Điều này được thể hiện rõ nét trong hai mươi năm trị vì của ông qua các việc cải cách lễ nghi, coi trọng công tác thiên nguyện, giao thiệp, đã tạo cho ông những nét khác biệt so với các vị Hoàng đế đời trước của triều Nguyễn.

Một người với tinh thần tri tân như Hoàng đế Bảo Đại thì chắc hẳn ông muốn tự đưa ra những quyết định đúng đần cho cuộc đời của mình. Ông chọn Hoàng hậu là người sát cánh với ông trên cương vị Đại Nam thiên tử, ngay từ lần gặp đầu tiên. Bà là người có dung mạo hơn người, tính hạnh thuần hậu, thuộc gia đình “trăm yêng, có học thức cao, xứng đáng dự vào vị trung cung. Đó cũng là những yếu tố làm cho Hoàng đế say đắm, quí trọng và muốn nên duyên cầm sắt với bà, mặc dầu biết bà là người theo đạo - một sự kiêng kị thầm lặng của Hoàng gia lúc bấy giờ!

Bằng học thức và tài năng của mình, Nam Phương Hoàng hậu đã đồng hành cùng Hoàng đế trong công việc và đời sống. Khác với các đời Tiên đế thường sống nơi cấm cung, thỉnh thoảng mới tuần du thì Hoàng đế Bảo Đại thường có các chuyến thị sát, tuần du, ngự giá từ Bắc vô Nam, giao thiệp với chính quyền bảo hộ tại Việt Nam hay sang Pháp.

Có thể thấy, Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương rất “Tây”, nếu như Hoàng đế lo công việc về chính trị thì Hoàng hậu giữ vai trò là một vị quốc mẫu với các công tác từ thiện xã hội, bà là bạn đời và cũng là bạn đồng hành với Hoàng đế. Trong những năm còn tại vị, việc hai người xuất hiện cùng nhau là điều thường thấy. Đó là điều hiếm có hay có thể coi là “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử 143 năm triều Nguyễn.

Không còn bó buộc tại nội cung, Hoàng hậu đã đến gần hơn với thần dân của mình thông qua các công tác từ thiện xã hội, quyên góp, chăm lo nhà phước, cổ võ giáo dục... Bởi lẽ bà hiểu rõ câu “dân vị quí” và cũng bởi bà là trí thức Tây học, được trau dồi văn hóa Đông - Tây, được học hỏi và đi thăm nhiều quốc gia, bên cạnh đó còn đại diện cho tinh thần nữ lưu đầu thế kỷ XX.

Trong suốt những năm “chánh vị trung cung” của mình, Nam Phương Hoàng hậu đã để lại cho hậu thế ấn tượng về một vị quốc mẫu đáng trân trọng, hòa quyện được khí chất cổ điển và tân thời. Bà là nguồn cảm hứng

mạnh mẽ cho phong trào phụ nữ dấn thân vào xã hội, học tập, làm việc và phát triển bản thân thông qua việc thực hiện vai trò của mình với thần dân và xã hội. Khi nhắc đến Nam Phương Hoàng hậu, hầu như ai cũng có ít nhiều hồi tưởng tốt đẹp về một người phụ nữ thanh cao quí phái, hội đủ tri thức, tài năng và đức độ.

Trong giai đoạn làm Hoàng hậu, bà rất ít chịu những tai tiếng. Giới báo chí thường xuyên cập nhật tin tức, dõi theo các hoạt động của bà và của Hoàng đế.

Nói đến sự xuất hiện của Hoàng hậu trên các nhựt báo, tạp chí đương thời, thì có thể tính từ thời điểm bà Nguyễn Hữu Thị Lan được chọn làm Hoàng hậu, báo chí ba kỳ đưa tin liên tục vì một luồng gió mới mà bà đã mang lại trên những trang Tràng An báo, Hà Thành ngọ báo, Điễn tín, Phụ nữ tân văn, v.v... Những thông tin, hình ảnh về một người phụ nữ “tấn bộ” đầu thế kỷ XX hội đủ các yếu tố: nhan sắc, học thức, thiện tâm, giàu sang, quí phái, nhã nhặn, khéo ăn nói, giỏi giao thiệp được đăng tải khắp trong và ngoài nước.

Trong khuôn khổ của cuốn sách này, chúng tôi muốn gởi đến bạn đọc hình tượng một vị Hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn đã thoát ly khỏi những bó buộc ngặt nghèo của truyền thống đối với người phụ nữ Việt Nam thông qua tài liệu báo chí trong giai đoạn 1934 - 1945, cũng tức là trong khoảng thời gian bà tại vị Hoàng hậu. Từ đó, góp phần giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Hoàng hậu - Hoàng đế, Hoàng thất, cũng như những công việc mà Hoàng hậu Nam Phương đã làm có ảnh hưởng đến công cuộc trị vì và giúp đỡ cho thần dân của mình lúc bấy giờ. Nghiên cứu nhỏ này muốn góp phần tìm hiểu thêm về hình ảnh người phụ nữ quyền lực bậc nhất Việt Nam ở giai đoạn cuối của triều đại quân chủ cuối cùng. Dù đã hết sức cố gắng, song quyển sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, xin bạn đọc niệm tình chỉ giáo.

Viết tại Sài Gòn, mồng 2 tháng 11 niên Tân Sửu Tử Yếng

LƯƠNG HOÀI TRỌNG TÍNH

Cẩn đề

Sách Nam Phương Hoàng Hậu - Vị Quốc Mẫu Tân Thời Qua Tư Liệu Báo Chí (1934-1945) của tác giả Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Nam Phương Hoàng Hậu - Vị Quốc Mẫu Tân Thời Qua Tư Liệu Báo Chí (1934-1945) để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Nam Phương Hoàng Hậu - Vị Quốc Mẫu Tân Thời Qua Tư Liệu Báo Chí (1934-1945)

Nam Phương Hoàng Hậu - Vị Quốc Mẫu Tân Thời Qua Tư Liệu Báo Chí (1934-1945)

Giá bán tại NetaBooks: 68.000 ₫ 85.000 ₫
Tiết kiệm: 17.000 ₫-20%
-
+
Chọn mua
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng