TẤT CẢ DANH MỤC

Năm cách để trò chuyện với tuổi teen

Đừng bỏ cuộc nếu bọn trẻ tuổi teen của bạn bắt đầu rơi vào im lặng.

Đừng bỏ cuộc nếu bọn trẻ tuổi teen của bạn bắt đầu rơi vào im lặng. Ảnh: CNN
Đừng bỏ cuộc nếu bọn trẻ tuổi teen của bạn bắt đầu rơi vào im lặng. Ảnh: CNN

Bài viết của Michelle Icard trên CNN cuối tháng 8/2021 đã hướng dẫn các bậc phụ huynh 5 cách để trò chuyện với trẻ tuổi teen. Bà là một nhà giáo dục, một diễn giả, đồng thời là tác giả của cuốn sách "Mười bốn cuộc đối thoại với tuổi 14", tập trung vào các chủ đề lớn, gai góc như tình bạn, tình dục, sự bốc đồng và công nghệ, cũng như đi vào chi tiết như cách sống trong gia đình của bọn trẻ.

Bà cho biết: Trước kia trẻ thường tìm đến cha mẹ để xin lời khuyên hoặc giúp giải quyết vấn đề. Thế nhưng, giờ đây, trẻ lại cho rằng những TikTokers thú vị và vui nhộn hơn, nhưng "người lớn sẽ không hiểu đâu". Thay vì hỏi cha mẹ, trẻ sẽ chuyển sang YouTuber để có tất cả câu trả lời cho những vấn đề của chúng.

Điều này đang xảy ra với các bậc phụ huynh có con trong tuổi teen và là điều bình thường. Nhưng giai đoạn đầu tuổi vị thành niên của trẻ thường khiến các bậc phụ huynh cảm thấy hụt hẫng, cho rằng bị trẻ bỏ rơi.

Theo ông Erik Erikson - cố GS. danh dự trường ĐH Y Harvard, nhà tâm lý học có vị trí thứ 12 trong danh sách 100 nhà tâm lý học lỗi lạc nhất của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ thế kỷ 20: Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên được đánh dấu bằng những mong muốn mới mẻ của trẻ đang tự cá nhân hóa và tìm hiểu xem mình là ai.

Vì tuổi vị thành niên kéo dài từ 10 đến 19 tuổi, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bậc phụ huynh có thể nhận thấy con em mình bắt đầu có sự thay đổi ngay từ khi lên 10. Giao tiếp giữa các bậc phụ huynh và trẻ tuổi teen là một trong những điều đầu tiên xấu đi.

Bắt đầu sẽ là việc trẻ sẽ không còn nói chuyện với cha mẹ theo cách thân mật hoặc nhiều lần như trước kia. Các cuộc trò chuyện dễ chịu được thay thế bằng những tiếng càu nhàu, đảo mắt và cả những...tiếng lóng, dần dần sẽ tạo khoảng cách giữa người lớn và bọn trẻ.

Michelle Icard  là tác giả của cuốn sách "Fourteen Talks by Age Fourteen." giúp các bậc phụ huynh tìm ra cách trò chuyện với con mình. Ảnh: CNN
Michelle Icard  là tác giả của cuốn sách "Fourteen Talks by Age Fourteen." giúp các bậc phụ huynh tìm ra cách trò chuyện với con mình. Ảnh: CNN

Điều này có nghĩa là chúng ta nên đứng dậy và đợi con mình nói chuyện khi chúng đã sẵn sàng? Không đúng.

Điều đó có nghĩa là người lớn cần thay đổi cách nói chuyện với thanh thiếu niên, để phù hợp với trẻ đang trong giai đoạn phát triển mới. 

Bằng cách học cách giao tiếp tốt hơn với thanh thiếu niên, chúng ta sẽ duy trì sự kết nối, giữ cho bọn trẻ an toàn và tận hưởng tình yêu thương trong gia đình. 

Dưới đây là 5 cách hiệu quả để các bậc phụ huynh thử:

1.Bình thường hóa cảm xúc của bọn trẻ

Trong những lúc xung đột hoặc bị trẻ hiểu lầm, các bậc phụ huynh hãy bình thường hóa cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm thấy khó chịu vì bị người lớn nhắc nhở dọn dẹp phòng riêng, bạn hãy nhìn việc trẻ khó chịu là bình thường và cho phép trẻ có 30 phút giải trí theo ý chúng. Sau đó, bạn nói trẻ đến gặp để cùng nhau lập kế hoạch dọn dẹp gọn mọi thứ trong phòng.

Những đứa trẻ tuổi teen đang trải qua cái gọi là "dự án xây dựng trường trung học cơ sở", trong đó trẻ đang xây dựng một cơ thể, bộ não và bản sắc mới cùng một lúc. Khi bạn bình thường hóa cảm xúc của một đứa trẻ với tư cách là cha mẹ, giáo viên, huấn luyện viên hoặc người cố vấn, đó là một cách tuyệt vời để khuếch tán sự phòng thủ của bọn trẻ và mở ra cánh cửa để giao tiếp hiệu quả hơn.

2.Giấu cảm xúc của bạn

Nói chuyện mà không có bất kỳ biểu hiện nào trên khuôn mặt của bạn, điều đó nghe có vẻ điên rồ, thậm chí là không thể. Thế nhưng điều này có thể đạt được bằng sự thực hành và sẽ mang lại phần thưởng lớn.

Duy trì một biểu hiện trung lập là chìa khóa để trò chuyện với trẻ tốt hơn, bởi vì thanh thiếu niên và người lớn sử dụng các phần khác nhau của não để đọc các biểu hiện trên khuôn mặt. Thanh thiếu niên có xu hướng dựa vào trung tâm cảm xúc của não nhiều hơn người lớn khi tìm hiểu cảm giác của người khác. Trẻ có thể hiểu lầm biểu hiện của bạn là tức giận khi bạn không hề cảm thấy tức giận. 

Ví dụ một tình huống khác. Khi bạn hỏi con: “Bài kiểm tra toán của con thế nào rồi?”. Trẻ trả lời: Sao cha (mẹ) lại khó chịu thế? Thậm chí con còn chưa nhận được điểm!”. Nghe có quen không? Khi trẻ hiểu sai cảm xúc của bạn (cho rằng cha hay mẹ chúng đang tức giận) thì điều đó sẽ kết thúc cuộc trò chuyện.

Thay vào đó, hãy áp dụng cái mà tôi gọi là "botox" – chất chống nhăn, nghĩa là một khuôn mặt phẳng lỳ, không biểu hiện cảm xúc.

Nói một cách đơn giản, hãy giả vờ bạn là một người nổi tiếng trong một chương trình trò chuyện đêm khuya, người đã uống (hay tiêm) botox quá mức khiến cho bạn không thể cử động trán. Bạn sẽ ngạc nhiên khi mình tỏ ra trung lập - bất kể cảm xúc của bạn ra sao – thì “cánh cửa” tâm hồn của trẻ sẽ mở ra, dẫn đến những cuộc trò chuyện thường xuyên và sâu sắc hơn giữa cả hai.

Thay vì giám sát mọi hoạt động của con, kể cả can thiệp vào tình bạn của bọn trẻ, bạn hãy tập đóng vai "trợ lý giám đốc" bên cạnh bón trẻ. Ảnh: CNN
Thay vì giám sát mọi hoạt động của con, kể cả can thiệp vào tình bạn của bọn trẻ, bạn hãy tập đóng vai "trợ lý giám đốc" bên cạnh bón trẻ. Ảnh: CNN

3.Thử cách nói chuyện gián tiếp

Nếu không thể khiến trẻ tránh xa các thiết bị điện tử và mạng xã hội, tốt nhất bạn hay tham gia trò chuyện cùng trẻ trên nền tảng ưa thích của chúng. 

Điều này có vẻ như không tốt so với nói chuyện trực tiếp, nhưng đôi khi cách tốt nhất để ở gần trẻ là thử nghiệm cách giao tiếp mới với nhau: nhắn tin, Snapchats, nhật ký chia sẻ, ghi âm giọng nói và thậm chí giấu những bức vẽ nguệch ngoạc thể hiện thông điệp bạn muốn nói cùng con quanh nhà có thể là một lời mời kết nối, mà con bạn có thể chấp nhận.

Thời đại hiện nay có rất nhiều cách để "nói chuyện", vì vậy hãy tận dụng công nghệ hoặc sáng tạo ra các phương tiện khác.

4.Trở thành 'trợ lý giám đốc' của bọn trẻ

Trẻ vị thành niên cần phát triển các kỹ năng để đưa ra phán đoán đúng đắn và giải quyết vấn đề một cách độc lập, vì thế nếu không có cơ hội luyện tập thì trẻ sẽ không thể làm được.

Nếu bạn kiểm soát quá chặt chẽ mọi hoạt động của trẻ, chúng sẽ rút lui để có cơ hội luyện tập mà không bị người lớn theo dõi hoặc giám sát.

Các hoạt động giải trí được chia sẻ với bọn trẻ có thể giúp phá vỡ "lớp băng" trò chuyện. Ảnh: CNN
Các hoạt động giải trí được chia sẻ với bọn trẻ có thể giúp phá vỡ "lớp băng" trò chuyện. Ảnh: CNN

Thay vì trở thành người giám sát thời điểm con hoàn thành bài tập về nhà, giám sát các trận đấu thể thao của con hoặc can thiệp với giáo viên, đã đến lúc các phụ huynh cần chuyển sang vai trò “trợ lý giám đốc”.

Để làm được điều này, các bậc phụ huynh hãy nghĩ về người quản lý tồi tệ nhất mà bạn từng có trong đời. Điều gì đã khiến họ trở nên tồi tệ, quá xúc động, quá kiểm soát, hay luôn bị động, luôn hung hăng?

Bạn hãy lên danh sách những tính cách tồi tệ nhất mà bạn gặp phải ở một người quản lý và đảo ngược danh sách đó. Thế là bạn đã có một bản “mô tả công việc” cho vị trí "trợ lý giám đốc" của mình.

5.Tạo nhiều cơ hội vui chơi cùng nhau

Các hoạt động giải trí được tổ chức trong gia đình sẽ là cơ hội giúp phá vỡ “lớp băng” trò chuyện.

Khi trẻ bắt đầu xa lánh, các bậc phụ huynh hãy luôn nhắc nhở bản thân để tự rút lui khỏi vai trò là người điều khiển và tạm gác mọi âu lo về công việc để tận hưởng thời gian bên trẻ. 

Những dịp vui chơi cùng nhau, hãy tìm hiểu xem trẻ đang yêu thích cái gì, lắng nghe và đừng chỉ trích chúng, cho dù trẻ thích xăm hình, nhuộm tóc đủ màu, đeo khuyên vào mũi...

Sẽ không có ai phải chết vì buồn chán khi chơi với con mình một lần nữa, với những gì chúng thích thú trong hiện tại chứ không phải theo cách bạn nhớ hoặc mong đợi chúng chơi.

Trong vai trò lắng nghe và chia sẻ, bạn sẽ thiết lập lại lòng tin của trẻ.

Sự bắt đầu như vậy sẽ luôn là một cửa ngõ dẫn đến những cuộc trò chuyện tốt hơn.

Nguồn doanhnhansaigon

Những cuốn sách “Giáo Dục - Gia Đình ” cung cấp nhiều kiến thức có giá trị đáp ứng nhu cầu giáo dục của xã hội và chăm sóc gia đình. Xem tại đây

Dẹp Yên Sóng Gió Tuổi Teen

Dẹp Yên Sóng Gió Tuổi Teen

  • Giá bìa: 128.000 ₫
  • Giá bán tại NETA: 102.400 ₫
Mua ngay
Đọc Vị Tuổi Dậy Thì Và Hội Chứng Tuổi Teen

Đọc Vị Tuổi Dậy Thì Và Hội Chứng Tuổi Teen

  • Giá bìa: 155.000 ₫
  • Giá bán tại NETA: 124.000 ₫
Mua ngay
Cùng Con Vượt "Bão" Tuổi Teen

Cùng Con Vượt "Bão" Tuổi Teen

  • Giá bìa: 48.000 ₫
  • Giá bán tại NETA: 43.200 ₫
Mua ngay
Dạy Con Tuổi Teen Dễ Ợt

Dạy Con Tuổi Teen Dễ Ợt

  • Giá bìa: 118.000 ₫
  • Giá bán tại NETA: 94.400 ₫
Mua ngay
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng