Giới thiệu sách
Lược Khảo Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ
Địa danh phản ánh sự liên tục của lịch sử đời sống trong một vị trí và do đó chính nó cũng phải có một cuộc sống lâu dài. Thế mà một số không nhỏ địa danh đã được đặt bằng những địa điểm chỉ tồn tại trong một thời gian hạn chế. Có bàng làm sao tồn tại được ngang với Trảng Bàng, cây dầu một làm sao tồn tại được ngang với Thủ Dầu Một, khi mà cả "trảng” và “thủ” cũng không còn tìm được nơi vị trí cũ? Tên người dù có được biết nhiều đến mấy, dù có lưu truyền lâu đến mấy, sự phổ biến và nhắc nhở tên ấy cũng phát xuất từ những điều kiện nhất định của một chế độ nhất định, trừ trường hợp của những tên người đã đi vào lịch sử. Nhưng dù sao tên một loại cỏ hay cây ngày nay không còn nữa, tên một ông đồ thời phong kiến hay một cái tổng thời Pháp thuộc dùng để gọi một ngôi chợ hay một cây cầu cũng đã trở thành những đặc danh mà người ta chỉ cần nhớ, không cần giải thích khi sử dụng. Đến như những danh từ chúng thuộc loại "cầu ván", "cầu sắt", "cầu đúc", "cầu ngang”... mà trở thành đặc danh, thì cho dầu người sử dụng không cần giải thích, các địa danh này thực tế cũng chỉ gây lẫn lộn hơn là tạo điều kiện để phân biệt, đúng theo tác dụng thông thường của đặc danh. Vậy để phục vụ đời sống xã hội tốt hơn, nên điều chỉnh lại những địa danh không còn giữ đúng chức năng phân biệt nơi này với nơi khác. Trong công việc điều chỉnh này, cũng nên quan tâm đến những tên người mà khi được nhắc nhở | trong một địa danh có thể khiến người ta nhớ đến những cuộc đời chỉ nêu gương xấu.
Trích Kết luận
Sách Lược Khảo Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của tác giả Bùi Đức Tịnh, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark