Giới thiệu sách
Khóc, buồn nhưng không bao giờ gục ngã
Khóc, Buồn, Nhưng Không Bao Giờ Gục Ngã
“Ai có thể yêu những ngày nắng nếu chưa từng trải qua những ngày mưa? Ai có thể ước ao ánh sáng ban ngày nếu chưa từng trải qua đêm tối?”
“Chúng ta thay đổi mỗi ngày, và con người hôm qua của chúng ta đã chết” - John Updike từng viết.
“Vậy tại sao… chúng ta phải sợ hãi cái chết, khi mà nó đến với ta hết lần này đến lần khác?”. Một nửa thiên niên kỷ trước, Montaigne đã đặt ra câu hỏi tương tự khi ông chiêm nghiệm về cái chết và nghệ thuật sống: “Than thở về việc chúng ta không thể sống tới hàng ngàn năm tiếp theo, cũng điên rồ như việc tiếc nuối tại sao chúng ta không được sinh ra từ hàng ngàn năm trước.”
Tuy nhiên, cái chết vẫn luôn làm chúng ta khiếp sợ – cái chết của chính ta, và cái chết của những người thân yêu xung quanh chúng ta. Nếu một người trưởng thành vẫn luôn hoang mang và không nắm bắt được ý niệm về cái chết, vậy làm cách nào để lý giải cho một đứa trẻ về cái chết, để khiến nó cảm thấy thấu hiểu và chấp nhận cái chết như một phần của sự sống?
Cuốn sách có tựa đề “Khóc, buồn, nhưng không bao giờ gục ngã” (Cry, heart, but never break) - một cuốn truyện cho thiếu nhi đã lý giải rất thông minh và đầy đủ cho con trẻ về cái chết. Cuốn sách này được viết bởi nhà văn người Đan Mạch Glenn Ringtved, minh họa bởi Charlotte Pardi, và được dịch sang tiếng Anh bởi Robert Moulthrop.
Mặc dù nhà văn Ringtved thường được biết đến với những cuốn truyện hài hước, nhưng riêng cuốn này được thai nghén từ sự trải nghiệm sâu sắc của tác giả – khi mẹ của ông đang hấp hối và cố gắng giải thích cho những đứa cháu nội của mình về cái chết, bằng những câu từ thật nhẹ nhàng: “Hãy khóc, hãy đớn đau, nhưng đừng bao giờ gục ngã.” Đó là cách mà bà đã an ủi những đứa cháu rằng, thay vì chống lại, hãy cho phép những cảm xúc tiếc thương, buồn bã đó được đến với mình, sau đó gấp nó lại trong một trang của cuộc sống, và tiếp tục lật mở những trang tiếp theo.
Câu chuyện bắt đầu với khung cảnh trong “căn nhà nhỏ ấm áp”, nơi bốn đứa trẻ sống cùng bà của chúng. Đến một ngày, Tử Thần đến căn nhà đó để đưa người bà đã già yếu ra đi. Do không muốn làm kinh sợ những đứa trẻ, Tử Thần đã để lại lưỡi hái của mình bên ngoài cửa. Chi tiết nhỏ này khiến chúng ta hơi ngạc nhiên về sự nhân từ của Tử Thần.
Cái chết là một điều gì đó vượt quá sức tưởng tượng của những đứa trẻ, nên Tử Thần đã quyết định trò chuyện với bọn trẻ bằng một câu chuyện, với hy vọng rằng nó sẽ giúp bọn trẻ hiểu được tại sao cái chết là một phần tự nhiên và thiết yếu của sự sống.
Sách Khóc, buồn nhưng không bao giờ gục ngã của tác giả Charlotte Pardi, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark