Giới thiệu sách
Khảo Cổ Học Biển Đảo Việt Nam - Tiềm Năng Và Triển Vọng
Khảo Cổ Học Biển Đảo Việt Nam - Tiềm Năng Và Triển Vọng
Từ nhiều thế kỷ trước đây, với tư cách là một quốc gia giữ vị trí cầu nối giữa hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, lại nằm trên một trong hai tuyến chính của hệ thống hải thương Đông Nam Á, Việt Nam đã sớm có quan hệ với nhiều vương quốc, nhiều nền văn hóa và trung tâm kinh tế ở khu vực châu Á và thế giới.
Trong lịch sử, người Việt và các cộng đồng cư dân sống trên lãnh thổ Việt Nam đã sớm có truyền thống khai thác biển, phát triển kinh tế hải thương. Từ những thế kỷ trước, sau Công nguyên, chủ nhân các nền văn hóa Văn Lang - Âu Lạc ở phía Bắc, Sa Huỳnh - Lâm Ấp - Chămpa ở miền Trung và Óc Eo - Phù Nam ở phương Nam đã có truyền thông khai thác biển, phát triển kinh tế, văn hóa biển và có nhiều mối liên hệ rộng lớn với thế giới bên ngoài.
Đến thế kỷ 10, trong thế đi lên của một dân tộc tự cường, các triều đại quân chủ Việt Nam đã chủ động thiết lập và mở rộng quan hệ giao thương với nhiều quốc gia trong khu vực. Trong suốt nhiều thế kỷ, các thương cảng của Việt Nam ở vùng biển đảo Đông Bắc (như Vân Đồn) hay miền Trung (mà tiêu biểu là các cửa ngõ giao thương vùng Nghệ - Tĩnh, Chiêm cảng - Hội An hay Thị Nại, Cù lao Phố, Hà Tiên...) đã có nhiều mối giao lưu rộng lớn với các quốc gia trong Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Thuyền buôn và sứ thuyền từ Trung Quốc, Lưu cầu cũng như các vương quốc Chămpa, Java, Palembang, Sukhothay, Ayutthaya, Chân Lạp... đã đến thiết lập quan hệ thương mại với Việt Nam. Sự hưng thịnh của quan hệ bang giao, giao thương quốc tế cũng như sự hình thành hệ thống thương cảng ở khu vực Đông Á không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các dân tộc châu Á mà còn góp phần tăng cường sự hiểu biết, quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
Sách Khảo Cổ Học Biển Đảo Việt Nam - Tiềm Năng Và Triển Vọng của tác giả Đặng Hồng Sơn; Lâm Thị Mỹ Dung, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark