TẤT CẢ DANH MỤC

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

  • Giá bán: 86.400 ₫ 108.000 ₫
  • Tiết kiệm: 21.600 ₫-20%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi
  • Tác giả:

  • Dịch giả:

    Nguyên Phong;
  • Ngày xuất bản:

    05 - 2022
  • Kích thước:

    14.5 x 20.5 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Thế Giới
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    260

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Hành trình 12 năm trong đất Phật huyền bí 

Gần 100 năm kể từ ngày ra mắt, Mystyquet et Magiciens du Tibet, cuốn sách vang dội châu Âu của nữ tác giả người Pháp Alexandra David – Neel, mới có dịp đến tay bạn đọc Việt Nam với tên gọi Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng. Cuốn sách là một thiên phóng sự đáng kinh ngạc của tác giả trong hành trình xuyên qua vùng đất Tây Tạng để khám phá các huyền thuật của đạo sĩ nơi đây. 

Sách Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng. Tác giả Alexandra David Neel

Với ý định tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 đang lánh nạn tại Ấn Độ (vì xung đột chính trị với triều đại Mãn Thanh), Alexandra David – Neel không ngờ các bí mật về huyền thuật Tây Tạng lẫn lời chỉ dẫn sâu xa của những vị đạo sư đã dẫn bà đi xa hơn dự định ban đầu của mình. Sau 12 năm rong ruổi khắp Tây Tạng, Alexandra đã để lại tập sách Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng như một công trình nghiên cứu quan trọng về vùng đất đầy bí ẩn này.

Trước khi cuốn sách của Alexandra ra đời, huyền thuật Tây Tạng hoặc chỉ được biết đến như những câu chuyện hư ảo về phù phép, bùa chú hoặc bị những nhà nghiên cứu Phật học chính thống ở phương Tây xem là mê tín dị đoan. Tác giả Alexandra David – Neel chính là người phụ nữ ngoại quốc đầu tiên với kiến thức Phật học của mình đã đặt chân đến Tây Tạng để tận mắt chứng kiến và ghi chép những hiện tượng kì bí.

“Người ta không thể giải thích vì sao Tây Tạng lại có sức hấp dẫn kỳ lạ như vậy nếu họ không đặt chân đến đây, nếu họ không trầm mình vào bầu không khí trang nghiêm tĩnh lặng, nếu họ không biết lắng nghe những âm thanh mơ hồ trong gió, hay nhìn thấy những hình ảnh kỳ lạ chập chờn trong sương mù, hư hư thực thực.” – Lời Alexandra trong tập sách.

Nữ tác giả Alexandra David – Neel đã nỗ lực lý giải những hiện tượng siêu nhiên của huyền thuật Tây Tạng dưới con mắt quan sát nhạy bén và kiến thức thu nhặt được trong hành trình của mình. Xuyên suốt tập sách, tác giả đã kể lại những câu chuyện về bí thuật của các đạo sĩ Tây Tạng, phương pháp tu tập – thiền định của họ và cả những truyền thuyết bà được nghe kể dọc chặng đường. 

Dù trước khi lên đường chu du Tây Tạng, Alexandra là một học giả nổi tiếng về Phật giáo nhưng dường như mỗi một câu chuyện về các đạo sĩ hay truyền thống tu tập của họ đều trở nên lạ lẫm đối với bà. Rõ ràng, Tây Tạng, một vùng đất huyền diệu, đã khiến Alexandra không thể lý giải những gì xảy ra theo logic, ngôn ngữ của một người nghiên cứu hay ít nhất là của một người phương Tây. 

Với lối trần thuật đậm chất phóng sự du ký, những trang sách của Alexandra không chỉ mở ra cho các độc giả phương Tây đầu thế kỉ 20 cái nhìn rõ nét hơn về Tây Tạng mà còn giúp các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu để khảo cứu về năng lực con người. Mặc cho đã trải qua 100 năm kể từ lần đầu xuất bản, cuốn sách vẫn đem đến người đọc sự bất ngờ về Tây Tạng, bởi cho đến tận ngày nay, khi thế giới trở nên rộng mở hơn bao giờ hết thì những câu chuyện huyền bí ấy vẫn cứ mờ ảo như dãy núi Hi Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ.

Có thể xem Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng có giá trị tựa cuốn du kí phương Đông danh tiếng của nhà phiêu lưu Marco Polo. Bên cạnh hành trình về huyền thuật Tây Tạng, cuốn sách của Alexandra David – Neel còn là những ghi chép thú vị liên quan đến các sự kiện lịch sử ở nơi này như việc mô tả chuỗi ngày lánh nạn ở Ấn Độ của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 hay những cải cách tôn giáo đột phá của vua Sidkeong Namgyal xứ Sikkim.

Những nhân vật gắn liền với cuộc hành trình của Alexandra có người ẩn danh, vô danh nhưng cũng có người quyết định vận mệnh của cả một đất nước rộng lớn. Cũng chính vì vậy, Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng đã tạo nên một cảm hứng mạnh mẽ ở người xem về vùng đất Tây Tạng với bao thăng trầm chứ không đơn thuần chỉ là những truyền thuyết hư ảo được phủ một lớp mầu nhiệm lấp lánh nào đó.

Thông tin tác giả Alexandra David Neel

Alexandra David Neel

Sinh (1868 – 1969) là người phụ nữ da trắng đầu tiên du hành khắp Tây Tạng và đến được thủ đô Lhasa. Bà đã dành ra hơn 12 năm nghiên cứu về Phật học tại đây, lúc thì trong những tu viện hẻo lánh, khi thì nhập thất trong một hang động trên đỉnh Tuyết Sơn (Himalaya). Trong những tác phẩm viết về Tây Tạng, sách của bà có một vị trí vô cùng quan trọng và được xem là những tài liệu có giá trị vượt thời gian. Bà được trao giải Gold Medal of the Geographical Society of France và huân chương Bắc Đẩu Bộ Tinh.

Những tác phẩm của bà bao gồm: Magie d'amour et magic noire (tạm dịch Phép thuật về tình ái và tà thuật), Initiations lamaïques (tạm dịch Những cuộc điểm đạo xứ Tây Tạng), Le lama au cinq sagesses (tạm dịch Vị Lạt Ma có năm phép thần thông) và sau cùng là cuốn Mystyquet et Magiciens du Tibet (Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng).

Thông tin dịch giả

Nguyên Phong

Giáo sư John Vũ tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông rời Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán. Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle. Ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản... về lĩnh vực công nghệ phần mềm.

Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông, chuyển thể từ nhiều tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị tinh thần từ phương Đông. Trong số đó, có thể kể: Hành Trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn,  Hoa sen trên tuyết, Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Minh Triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết…

Đam mê thiền học, nghiên cứu sâu sắc các vấn đề tâm linh dưới góc nhìn của khoa học, những tác phẩm của ông, phần lớn là phóng tác, giúp người đọc tiếp cận các tác phẩm gốc thuận lợi hơn, lý giải được những vấn đề còn nhiều ẩn số bằng cái nhìn minh triết.

Sách Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng của tác giả Alexandra David Neel, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Giá bán tại NetaBooks: 86.400 ₫ 108.000 ₫
Tiết kiệm: 21.600 ₫-20%
-
+
Chọn mua
5/5
(2 nhận xét)
  • 100% | 2 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
Avatar
Đặng Xuân Lương
Văn hóa Phương Đông và Phương Tây giống như hai cực Âm – Dương. Chiêm bốc phương Đông có nền tảng từ Kinh Dịch, được xây dựng từ logic và các con số (mang Lý tính - thuộc tính Dương). Chiêm bốc phương Tây có nền tảng từ Tarot, được xây dựng từ nghệ thuật của hội họa và biểu tượng (mang Cảm xúc – thuộc tính Âm). Phong cách sống phương Tây đề cao các giá trị thuộc về Vật chất (thuộc tính Dương), còn phương Đông lại đề cao các giá trị thuộc về Tinh thần (thuộc tính Âm). Người phương Tây thấy Huyền Thuật như “phép màu” bởi họ hiếm khi thấy chúng và họ không thể lý giải chúng bằng tư duy lý trí. Việc cố gắng vận dụng lý thuyết khoa học (vốn để lý giải các hiện tượng của thế giới vật chất) để lý giải các hiện tượng thuộc về tâm linh (vốn thuộc về thế giới phi vật chất) sẽ chỉ gây ra những xung đột, phi lý và nghịch lý. Tuy nhiên với những người Tây Tạng, hay những người ngày ngày được chứng kiến “phép màu” thì sao? Họ thấy “phép màu” là hiện hữu hiển nhiên, là một phần của cuộc sống. Tôi xin kể ra đây ba câu chuyện trong vô vàn sự kiện mà tôi ấn chứng hàng ngày, tôi sẽ không bình luận mà để bạn tự đánh giá. Câu chuyện thứ nhất: Vụ tai nạn trên núi Yên Tử. Mùa xuân năm 2009, tôi và người yêu (bà xã của tôi bây giờ) đi núi Yên Tử vãn cảnh. Khi ở trên núi tôi đã cầu nguyện rằng, "tôi muốn gánh giúp cô ấy những vận hạn trong năm nay". Trên đường xuống núi, chúng tôi bị một chiếc xe khách cua gấp quệt trúng. Xe máy của tôi văng xa chục met, vỡ nát yếm, cong vênh nhiều chỗ. Tôi thì bầm tím khắp người, cằm nát bét, máu chảy tòng tòng vì mặt bị cày xuống đường đá (vết sẹo ở cằm tôi hiện vẫn còn). Bạn gái tôi thì không bị dù chỉ là một vết xước nhỏ. Câu chuyện thứ hai: Con đom đóm tháng bảy. Ông nội tôi mất tháng bảy âm lịch. Hàng năm, cứ gần đến ngày giỗ ông lại có một con đom đóm bay vào nhà tôi. Con đom đóm sẽ bay quanh nhà rồi bay gần chỗ tôi và bố tôi ngồi uống chè ngoài vườn. Có người nói, đấy là ông nội về thăm gia đình tôi vì sinh thời bố tôi là người con ông yêu quý nhất.
Trả lời
Avatar
Mỹ Hạnh
Với mình 1/4 đầu cuốn sách mới là thú vị. Khi đó tác giả, 1 nhà văn Pháp, đứng từ góc nhìn của người ngoài cuộc để quan sát những tập quán và sinh hoạt tôn giáo của người Tây Tạng. Những “pháp thuật” được tả lại không quá cao siêu, có thể lý giải bằng khoa học, ví dụ như khái niệm xa luân, cách tu sĩ dẫn dắt người chết lên thiên đường. Mình rất thích đoạn này. Linh hồn người chết đi về đâu là do tư tưởng/ý niệm cuối cùng của người đó khi chết. Nếu người đó sợ hãi, họ sẽ thấy những hình ảnh xấu xí, đáng sợ khi chết. Còn nếu họ vui vẻ, nhẹ nhõm, cái chết sẽ đẹp đẽ và chính là thiên đường. Vai trò của tu sĩ chính là dẫn dắt cho tư tưởng người chết để biết “cách” đi đến thiên đàng là như vậy. Đoạn sau, khi tác giả bắt đầu đi sâu vào Phật giáo, thậm chí còn nhập thất và xin làm đệ tử của một vị tăng, thì mình cảm thấy câu chuyện không còn tính khách quan nữa. Thật đáng tiếc. Tác giả dường như đã quá mê mẩn với Phật giáo đại thừa, thần thánh hoá những câu chuyện xoay quanh Phật giáo, ví dụ như nghe thấy tiếng nói của một vị tăng đang nhập thất hay là câu chuyện về con dao của một vị tăng đã chết. Về sau nữa, tác giả kể ra những câu chuyện thu lượm được về huyền thuật và ma thuật, với người phương Tây hẳn sẽ rất kỳ lạ và hấp dẫn, nhưng với người châu Á thì có phần hơi “thường”, mà “thường” với một người vô thần như mình thì chính là mê tín dị đoan. Mình không đọc hết được vì cuốn sách càng về sau càng kém hấp dẫn với mình. Điểm cộng của cuốn sách này chính là chất lượng chuyển ngữ. Phải nói là “hay” thôi chưa đủ mà đã đến độ nhuần nhuyễn. Đó không phải là bản dịch mà chính là một tác phẩm xuất sắc. Tây Tạng vốn là một thế giới khép kín luôn khiến mình tò mò. Mình cũng quan tâm đến Phật giáo đại thừa nhưng dưới cái nhìn khách quan, chứ không phải từ một người thực hành tôn giáo như tác giả. Cũng có thể cuốn sách viết từ năm 1925 nên không thoả mãn được sự tò mò của 100 năm sau chăng? Nếu đánh giá độ yêu thích với nội dung thì mình không thể cho nhiều sao. Nhưng mình vẫn để
Trả lời
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng