Sống Cho Người - Sống Cho Mình
Vào giữa thập niên 1950, giới mộ điệu sân khấu kịch nghệ, cải lương miền Nam bùng nổ cái tên được giới Ký giả đề tặng “Kỳ Nữ” không ai khác chính là Nghệ Sĩ Kim Cương - Cô Đào Bi đa tài của nền “ẩm thực sân khấu” lúc bấy giờ và được đón nhận hết sức nồng nhiệt.
Vậy Kim Cương là ai?
“Tôi là ai? Không phải bây giờ là một Nghệ sĩ Nhân dân được nhiều người yêu mến, ở giai đoạn cuối đời không còn đứng trên sân khấu tôi mới tự hỏi mình như vậy, mà từ ngày còn thơ bé, vừa đủ trí khôn, tôi cũng đã nhiều lần tự hỏi.”
(Nghệ sĩ Kim Cương)
Tưởng chừng là đơn giản, những phải đến khi trải qua quá nửa cuộc đời, có nhọc nhằn nghiệt ngã, có hạnh phúc nở hoa, Người “Kỳ Nữ Kim Cương” mới thật sự muốn viết lại cuốn hồi ký - chút chương sử của cuộc đời mình. Để người nghệ sĩ thay giới mộ điệu, tự nói về mình, bằng mảnh ghép chân thật nhất.
Cuốn sách trải dài cuộc đời người được mệnh danh là “kỳ nữ” và đã vinh dự được nhà nước công nhận là Nghệ sĩ nhân dân, bắt đầu từ những tháng ngày ấu thơ, 18 ngày tuổi đã lên sân khấu trong vai con của Quan Âm Thị Kính, cho đến những ngày an nhiên bên con cháu. Chuyện đời, chuyện nghề, chuyện tình yêu lần lượt được bà trải lòng.
Giọng văn dung dị, đậm chất Nam Bộ và thấm đẫm nhân văn, bà đưa người đọc ngược dòng thời gian, cùng bà rong ruổi theo gánh hát, vui buồn khóc cười với những thăng trầm của thời cuộc, của những vai diễn và một kiếp nhân sinh. Cũng lần đầu tiên, bà thổ lộ chuyện tình cảm, bóng dáng những người đàn ông đi qua trong cuộc đời, mối tình đầu tiên, mối tình huyền thoại, tình cuối…
Chương 12, phần 2, bà lấy tiêu đề “Sống là chọn một con đường”, và con đường ấy của bà chính là hiến dâng cả cuộc đời cho nghệ thuật, cho việc thiện nguyện, dù bà có nhiều sự lựa chọn tốt hơn cho mình.