Hoài Vọng Phương Đông
Thi sĩ, họa sĩ, triết gia Kahlil Gibran, người gốc Li-băng (Lebanon), qua đời lúc 48 tuổi, để lại đằng sau một hình bóng sáng chói bất tử nhưng gây nhiều tranh cãi. Ông có quả thật là một ngôn sứ, một nhà sáng tạo đơn thuần đam mê, một con người cao thượng, sống đồng nhất với lời mình phát biểu, hay chỉ là kẻ đầy ray rứt vì nhớ quê hương khi phải sống lưu vong nơi xứ người như ông bày tỏ trong cuốn Hoài vọng phương Đông này, và đồng thời là kẻ bị dằn vặt giữa sứ mệnh cao thượng và bản thân tục lụy như ông từng than thở với người bạn thân tín, triết gia A Rập M. Naimy rằng “Tôi là chuông báo thức giả”?
Gần 50 lá thư của Gibran, viết bằng tiếng A Rập rải rác từ năm 1902 tới năm 1930 cho thân phụ, các văn hữu, người yêu, v.v. do Anthony R. Ferris biên tập và dịch sang tiếng Anh, làm thành cuốn Hoài Vọng Phương Đông (K. Gibran, A Self-Portrait — Chân dung tự họa, 1959) này sẽ cho ta nghe tiếng nói của chính ông — nhân vật chính và nguồn mạch của mọi thông tin - với cơn khát khôn nguôi được quay về quê hương phương Đông của mình.
Thông tin tác giả Kahlil Gibran
Sinh (06/01/1883 - 10/04/1931, tên đầy đủ tiếng Ả Rập Khalil Gibran Gibran, đôi khi viết là Kahlil) là một nghệ sĩ, nhà thơ và nhà văn Liban.
Sinh ra tại thị trấn Bsharri ở phía bắc Liban ngày nay (lúc đó là một phần của Mount Lebanon Mutasarrifate, Đế quốc Ottoman), khi còn trẻ ông di cư cùng gia đình đến Hoa Kỳ, tại đó ông nghiên cứu nghệ thuật và bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình, viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập. Trong thế giới Ả Rập, Gibran được coi là một kẻ nổi loạn trong văn học và chính trị. Phong cách lãng mạn của ông là tâm điểm của sự phục hưng trong văn học tiếng Ả Rập hiện đại, đặc biệt là thơ văn xuôi, tách ra từ trường phái cổ điển. Tại Lebanon, ông được coi như một thiên tài văn học.
Ông chủ yếu được biết đến trong thế giới nói tiếng Anh vì cuốn sách The Prophet (tiên tri) năm 1923 của ông, một ví dụ đầu tiên của tiểu thuyết truyền cảm hứng bao gồm một loạt các bài tiểu luận triết học được viết bằng thơ văn xuôi tiếng Anh. Cuốn sách bán rất chạy mặc dù bị chỉ trích lúc đầu. Nó được phổ biến trong những năm 1930 và một lần nữa trong những năm 1960 với nền văn học chống văn minh xã hội. Gibran là nhà thơ có sách bán chạy nhất thứ ba của mọi thời đại, sau Shakespeare và Lão Tử.