Giới thiệu sách
HBR - Tái Tạo Tổ Chức 6 Bước Xoay Chuyển Công Ty Khi Thị Trường Lật Mặt
Khi công ty của bạn không đủ nhanh, có cách để thay đổi nó.
Mô hình tổ chức phân cấp truyền thống đã bị khai tử, nhưng thay vào đó là gì? Có rất nhiều mô hình mới nổi lên, nhưng các nhà lãnh đạo cần biết những gì thực sự có hiệu quả. Bằng cách nào bạn có thể xây dựng một tổ chức đáp ứng được những thị trường đang thay đổi một cách chóng mặt? Loại hình tổ chức nào đem lại cả tốc độ lẫn quy mô, và bạn dẫn dắt nó như thế nào?
Arthur Yeung và Dave Ulrich cung cấp cho các nhà lãnh đạo một kế hoạch chi tiết để tái tạo tổ chức. Dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu tại 8 công ty hàng đầu Trung Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu: Alibaba, Amazon, Didi, Facebook, Google, Huawei, Supercell, Tencent, Yeung và Ulrich giải thích về cách xây dựng một loại hình tổ chức mới (một “hệ sinh thái được định hướng thị trường”) đáp ứng được các cơ hội thị trường liên tục thay đổi về tốc độ và quy mô.
Tái tạo tổ chức đề xuất một khuôn khổ gồm sáu bước giúp mang lại giá trị lớn hơn nữa cho tổ chức của bạn trong các thị trường chuyển động không ngừng.
Đánh giá chung về cuốn sách
1) Một doanh nghiệp lý tưởng, một công ty luôn có thể mang lại giá trị lớn hơn, bất chấp việc thị trường thay đổi nhanh đến chóng mặt, là một tổ chức thế nào? Đó là tổ chức lấy khách hàng làm trung tâm, sáng tạo và nhanh nhạy? Là tổ chức có sự liên kết bền chặt ở tất cả mọi cấp độ, nơi thông tin và nguồn lực được tận dụng và chia sẻ? Là tổ chức không bị ảnh hưởng bởi sự phân cấp, quan liêu, chính trị công sở và những “hầm ngầm” chia rẽ. Là nơi luôn có những ý tưởng tuyệt vời; nơi mọi sự thử nghiệm được chấp nhận và thất bại cũng được ăn mừng? Là nơi mà các nhà lãnh đạo không lãnh đạo, họ ủng hộ và tạo điều kiện cho tất cả mọi người có được thành công. Nơi mà tất cả nhân viên cảm thấy nỗ lực, đóng góp của họ được ghi nhận; nơi họ sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp để mang lại những giá trị vượt trội cho toàn tổ chức? Và chắc hẳn bạn cũng muốn công ty của mình trở thành một thực thể tuyệt vời như thế
Một thực thể nằm trong và là trung tâm của “Hệ sinh thái định hướng thị trường” để tận dụng được mọi lợi thế của cuộc cách mạng 4.0, cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của biến động bên ngoài. Cuốn sách Tái tạo tổ chức sẽ cung cấp cho bạn các công cụ thực dụng nhất để làm được điều này.
2) Các tác giả không chỉ đơn thuần là kể ra những gì các tập đoàn lớn đang làm với tư cách là những công ty kiểu mẫu, mà quan trọng hơn là nghiên cứu về lý luận và các nguyên tắc đằng sau những thực tiễn của họ. Hoạt động trong một môi trường siêu năng động, các công ty mang tính biểu tượng này lý giải cách thức mà các tổ chức đã được tái tạo như thế nào.
3) Thứ ba, các câu chuyện do chính hai tác giả rút kinh nghiệm từ chính bản thân họ trong vòng bốn thập kỷ quan sát, nghiên cứu và tư vấn cho nhiều tổ chức.
Trích đánh giá của chuyên gia, tổ chức uy tín về cuốn sách:
“Yeung và Ulrich đã mang đến những cái nhìn sâu sắc và lời khuyên sáng rõ về những thay đổi quan trọng trong tổ chức cũng như thiết kế công việc, quản trị, hay phong cách lãnh đạo cần thiết để doanh nghiệp vươn tới sự thịnh vượng trong kỷ nguyên số.” – Diane Gherson, CHRO, IBM.
"Yeung và Ulrich đưa ra những cách thức thực tế, dựa trên bằng chứng để tạo ra các tổ chức có khả năng chiến thắng trong thế giới ngày nay." – Jeffrey Pfeffer, Giáo sư về Hành vi Tổ chức, Trường Kinh doanh Sau đại học Stanford; tác giả cuốn Dying for a Paycheck.
"Các nguyên tắc và thực tiễn của hệ sinh thái định hướng thị trường, như Yeung và Ulrich đã giới thiệu, đã chứng tỏ sự hữu ích và phù hợp với các công ty như của chúng tôi, những công ty cần liên tục khám phá các biên giới mới trong bối cảnh thị trường thay đổi nhanh chóng." – Pony Ma, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tencent.
"Yeung và Ulrich đã mô tả ngắn gọn và nêu ra các nguyên tắc cũng như thực hành cho mô hình tổ chức thế hệ tiếp theo." – Cheng Wei, người sáng lập, Chủ tịch và Giám đốc điều hành DiDi.
"Tái tạo tổ chức là một lộ trình hoàn chỉnh và cần phải đọc đối với những tổ chức hàng đầu và đang chuyển đổi, đang mở rộng quy mô." – Cindy Mi, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành VIPKid.
"Ulrich và Yeung đã xác định một cách nghĩ mới về các tổ chức, đó là hệ sinh thái định hướng thị trường sẽ giúp tất cả chúng ta phát triển trong một môi trường thay đổi nhanh chóng." – Sandy Ogg, người sáng lập, CEO.works
"Hai tác giả Arthur Yeung và Dave Ulrich đã dành nhiều năm nghiên cứu những “gã khổng lồ” của Mỹ, Trung Quốc và châu Âu như Alibaba, Amazon, DiDi, Facebook, Google, Huawei, Supercell, Tencent để rút ra được các bài học đắt giá trong việc xây dựng lại tổ chức nhằm đáp ứng các cơ hội thị trường luôn thay đổi. Những số liệu và dẫn chứng trong cuốn sách này cho thấy sự nghiên cứu trong nhiều năm nhưng vẫn tiệm cận với thời cuộc hiện nay, từ đó họ dựng lên khuôn khổ sáu phần để biến một công ty thành hệ sinh thái định hướng thị trường, gồm có: môi trường, chiến lược, năng lực, hình thái học, quản trị và lãnh đạo. Điểm quan trọng nhất được các tác giả nhấn mạnh là: bạn không cần phải có một tổ chức hùng mạnh như những “người khổng lồ” được minh họa để áp dụng thành công khuôn khổ sáu phần đó. Nó phù hợp với cả các công ty mới nổi cũng như các công ty truyền thống nhưng dám đương đầu rủi ro để đổi thay. Đó cũng chính là tiêu chí dành cho số đông các công ty khởi nghiệp, đang bắt đầu từ những bước chân rất nhỏ và tinh gọn hiện nay. Đây thật sự là cuốn sách dành cho các nhà điều hành doanh nghiệp, các doanh nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ khám phá và thử nghiệm. Nó hữu ích cho tất cả những ai đang làm công việc liên quan đến chiến lược, nhân sự, phát triển tổ chức; nó sẽ truyền cảm hứng cho bạn để phá vỡ suy nghĩ thông thường về những gì tổ chức của bạn có thể làm. Hãy dành cho nó một vị trí xứng đáng trên giá sách lãnh đạo của bạn và đọc nó mỗi ngày, để gặt hái thành công và không ngừng phát triển." – Nông Vương Phi, Thạc sĩ Quản trị Nguồn Nhân lực Executive Director of The John Maxwell Team Sáng lập và Điều hành Công ty Phi & P
Trích đoạn hay
“Tất nhiên, việc bắt đầu xây dựng một tổ chức mới sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc tái tạo một tổ chức kế thừa. Trong những năm làm việc với nhiều CEO và đội ngũ của họ, chúng tôi đã nhận thấy việc thúc đẩy chuyển đổi cơ bản trong một tổ chức hiện tại khó khăn đến mức nào. Những thách thức đó đã thúc đẩy chúng tôi viết cuốn sách này. Chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp một cầu nối và hướng dẫn để giúp các giám đốc điều hành chuyển đổi các tổ chức của họ thành các tổ chức nhanh nhạy hơn và phản ứng nhạy bén hơn và do đó, như một hệ quả tất yếu, mang lại nhiều giá trị hơn."
[...]
"Chúng tôi cũng nhận thức được rằng ngay cả các công ty kỹ thuật số cũng phải liên tục thích ứng vì môi trường kinh doanh của họ đang thay đổi quá nhanh (AOL, Yahoo, Myspace, Netscape, là vài ví dụ cho những thất bại nổi tiếng về sự thích ứng chậm). Các nguyên tắc tái tạo cũng áp dụng tốt cho các công ty kỹ thuật số. Tất cả các công ty, đặc biệt là những công ty trong môi trường cạnh tranh nhanh nhất, cần phải giữ cho tổ chức của họ nhanh nhẹn và phản ứng nhạy bén.” (Chương 1)
[...]
“Có rất nhiều rào cản đối với trải nghiệm công việc tốt hơn của nhân viên, nhưng rõ ràng một số trở ngại đến từ các tổ chức truyền thống đóng khung nhân viên, hạn chế cơ hội, năng lượng và niềm đam mê của họ. Một tổ chức được tái tạo sẽ giải phóng nhân viên để gắn kết vào công việc khiến cho họ phấn khích. Họ được chuyển từ các hộp kín đến các lĩnh vực mở ra cho họ những cơ hội để phát triển.” (Chương 1)
[...]
“Thế giới kỹ thuật số chỉ làm trầm trọng thêm sự hạn chế nhân viên này. Theo nhiều cách, chính những công nghệ đang tạo ra rất nhiều cơ hội đã khiến thế giới trở nên khó sống hơn. Phương tiện truyền thông xã hội bị đổ lỗi đặc biệt cho việc gia tăng số lượng của những bất ổn cá nhân và sự cô lập xã hội. Trong các nghiên cứu khác nhau về Thế hệ Thiên niên kỷ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc sử dụng ngày càng nhiều các nền tảng truyền thông xã hội (hơn hai giờ mỗi ngày) đã tạo ra sự cô lập xã hội nhiều hơn và mức độ hạnh phúc thấp hơn."
[...]
“Trong thế giới thay đổi nhanh chóng như ngày nay, nơi sự nhanh nhạy chiến lược thay thế cho hoạch định chiến lược, các lựa chọn mới nổi xoay quanh các nền tảng, tế bào, đồng minh và cách thiết kế chúng để tạo ra và duy trì năng lực của hệ sinh thái. Hình thức tổ chức mới nổi này thúc đẩy cả công ty đa ngành truyền thống lẫn các công ty cổ phần. Các Hệ sinh thái định hướng thị trường có thể thực sự làm chủ những thách thức mà nền tảng mang lại và cách các tế bào cũng như các đối tác chiến lược hỗ trợ và củng cố lẫn nhau, sẽ có một lợi thế cạnh tranh quyết định mà những người khác chỉ có thể hy vọng.”
[...]
“Các hệ sinh thái mà chúng tôi đã nghiên cứu bắt đầu đổi mới bằng cách đưa ra những lựa chọn tổ chức mới này. Nếu bạn là lãnh đạo của một công ty mới hơn hoặc công ty khởi nghiệp, bạn có thể bắt đầu với một bảng trắng để tạo ra nền tảng, tế bào và đồng minh phù hợp cũng như năng lực tích hợp nhằm dự đoán và nắm bắt các cơ hội thị trường. Nhưng nếu bạn lãnh đạo một tổ chức truyền thống hơn, việc chuyển đổi sang một hệ sinh thái định hướng thị trường thường sẽ khó khăn hơn vì các mô hình và văn hóa đã được lồng ghép vào tổ chức.“
[...]
“Tạo ra một tình thế cho việc tại sao thay đổi lại quan trọng. Hãy chắc chắn trả lời các câu hỏi như sau: Tại sao một con đường chiến lược cho sự tăng trưởng lại quan trọng và khả thi cho sự thành công bền vững của công ty như vậy, xét theo quan điểm về các xu hướng có ảnh hưởng? Tại sao một hệ sinh thái định hướng thị trường là một hình thái tổ chức tốt hơn một hệ thống phân cấp? Tại sao đầu não công ty cần phải trao quyền và phục vụ các nhóm kinh doanh và đối tác thay vì kiểm soát họ? Tại sao chúng ta cần chia sẻ dữ liệu, công cụ và công nghệ?”
Thông tin tác giả Arthur Yeung, Dave Ulrich
Arthur Yeung là Cố vấn Quản lý Cấp cao tại Tencent Group, nơi ông dẫn dắt tiến trình đổi mới và phát triển khả năng lãnh đạo của tổ chức. Trước đó, ông là Giáo sư Hàn lâm tại Trường Kinh doanh Quốc tế Trung – Âu (CEIBS) và thường xuyên giảng dạy về các chương trình điều hành được liên kết với Harvard, INSEAD và Đại học Michigan. Ông cũng từng là Giám đốc Nhân sự của Tập đoàn Acer. Ông là tác giả của 13 cuốn sách và có nhiều bài báo đạt được các giải thưởng.
Dave Ulrich là Giáo sư chuyên ngành Quản trị Doanh nghiệp tại Trường Kinh doanh Ross của Đại học Michigan và là đối tác của RBL Group (www.rbl.net), một công ty tư vấn đặt trọng tâm vào việc giúp đỡ các tổ chức và các nhà lãnh đạo trong việc mang lại giá trị. Ông từng làm việc với hơn một nửa số công ty trong Danh sách Fortune 200, có nhiều giải thưởng thành tựu trọn đời cho công việc tổ chức, lãnh đạo và nhân sự.
Sách HBR - Tái Tạo Tổ Chức 6 Bước Xoay Chuyển Công Ty Khi Thị Trường Lật Mặt của tác giả Arthur Yeung, Dave Ulrich, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark