Giới thiệu sách
HBR Press - Hạnh Phúc
“Hiểu lầm lớn nhất về ‘ngành công nghiệp hạnh phúc’ là hạnh phúc là một mục đích chứ không phải là một phương tiện. Chúng ta nghĩ rằng nếu đạt được những gì mình mong muốn thì sẽ hạnh phúc. Nhưng thực chất não bộ của chúng ta hoạt động theo hướng ngược lại.”
Đôi khi chúng ta có xu hướng xem trạng thái hạnh phúc như là mục đích cuối cùng, nhưng chúng ta quên mất điều thực sự quan trọng là hành trình; tìm ra điều gì thực sự khiến chúng ta hạnh phúc và thường xuyên tham gia vào những hoạt động này giúp chúng ta có một cuộc sống viên mãn hơn. Nói cách khác, theo đuổi hạnh phúc không làm cho chúng ta hạnh phúc. Chúng ta hạnh phúc nhất là khi không suy nghĩ về nó, khi đang tận hưởng khoảnh khắc hiện tại vì đắm chìm trong một dự án ý nghĩa, làm việc vì một mục tiêu cao cả hoặc giúp đỡ những người cần đến chúng ta.
Sự lạc quan lành mạnh không có nghĩa là chúng ta che giấu đi cảm xúc thật của mình. Hạnh phúc không có nghĩa là đau khổ biến mất mà chính là khả năng phục hồi từ những đau khổ đó. Và hạnh phúc không hoàn toàn giống với niềm vui hay trạng thái sung sướng ngất ngây; hạnh phúc còn chứa đựng cả sự hài lòng, khỏe mạnh và linh hoạt để trải nghiệm đẩy đủ các cung bậc cảm xúc.
Các đoạn hay trong sách:
1. Đối với nhiều người trong chúng ta, hạnh phúc thật khó nắm bắt. Giống như sương mù, bạn có thể trông thấy nó từ đằng xa, dày đặc và có hình thù rõ nét. Thế nhưng khi lại gần, những hạt sương bỗng nhiên tách rời nhau ra và vượt ra khỏi tầm với dù chúng vây quanh bạn.
2. Một trong những hiểu lầm về hạnh phúc, đó là hạnh phúc đồng nghĩa với việc lúc nào cũng phải vui vẻ, sung sướng và mãn nguyện với gương mặt tươi cười. Không phải như vậy – hạnh phúc và sống một cuộc đời phong phú là mở lòng đón nhận những điều tốt đẹp cùng với những điều tồi tệ, và học cách nhìn nhận những điều tồi tệ theo một cách khác.
3. “Hiểu lầm lớn nhất về ‘ngành công nghiệp hạnh phúc’ là hạnh phúc là một mục đích chứ không phải là một phương tiện. Chúng ta nghĩ rằng nếu đạt được những gì mình mong muốn thì sẽ hạnh phúc. Nhưng thực chất não bộ của chúng ta hoạt động theo hướng ngược lại.”
4. Một trong những phát hiện đáng tin cậy nhất của các nghiên cứu về hạnh phúc là chúng ta không cần phải chạy tới bác sĩ trị liệu mỗi khi nảy sinh một vấn đề nhỏ nhặt. Chúng ta có khả năng đặc biệt để khiến mọi thử trở nên tốt đẹp nhất có thể. Hầu hết mọi người đều bền bỉ hơn những gì họ nhận thấy.
5. Hạnh phúc tự tạo hoàn toàn có thật; chỉ là do chúng ta tự tạo ra mà thôi. Hạnh phúc tự tạo là những gì mà chúng ta tạo ra khi không đạt được thứ mình muốn, hạnh phúc tự nhiên là những gì mà chúng ta cảm nhận được khi có được thứ mình muốn. Chúng có nguồn gốc khác nhau, nhưng chưa chắc đã mang lại cảm giác khác nhau. Không có cái nào tốt hơn rõ rệt so với cái còn lại cả.
6. con người hạnh phúc nhất khi họ được thách thức đúng cách – khi họ đang cố gắng đạt được những mục tiêu khó khăn nhưng không ngoài tầm với.
7. trải nghiệm của bạn tốt như thế nào không quan trọng bằng số lượng trải nghiệm tốt đẹp mà bạn có. Một ai đó có 10 điều tương đối tốt xảy đến hằng ngày có khả năng sẽ hạnh phúc hơn ai đó có chỉ có một điều thực sự kỳ diệu xảy ra. Vì thế hãy mang một đôi giày thoải mái, tặng vợ mình một nụ hôn nồng nhiệt hoặc lén ăn một miếng khoai tây chiên. Nghe có vẻ như những điều nhỏ nhặt. Đúng thế, nhưng những điều nhỏ nhặt này rất quan trọng.
8. Chúng ta có thể gia tăng hạnh phúc của mình bằng những thứ rất rõ ràng, nhỏ bé và chỉ tốn một chút thời gian, nhưng bạn phải làm đều đặn mỗi ngày và chờ đợi kết quả.
9. Một phát hiện quan trọng là đầu óc con người suy nghĩ lan man gần như trong một nửa thời gian, và có vẻ điều này khiến cho họ bị xuống tinh thần. Suy nghĩ lan man về những chủ đề không mấy dễ chịu hay thậm chí những vấn đề trung lập sẽ đi kèm với việc hạnh phúc bị suy giảm rõ rệt; suy nghĩ lan man về những chủ đề tích cực không có tác động gì. Thời lượng mà chúng ta dành để suy nghĩ lan man thay đổi mạnh tùy vào hoạt động, chiếm từ 60% thời gian trong khi chúng ta đang di chuyển trên đường đi làm cho tới 30% khi đang nói chuyện với ai đó hoặc chơi trò chơi hay 10% trong khi đang quan hệ tình dục. Nhưng dù người ta đang làm gì, họ cũng sẽ ít hạnh phúc hơn khi họ đang lang thang trong suy nghĩ so với khi đầu óc tập trung.
10. trong tất cả các yếu tố có thể làm tăng cảm xúc, động lực và nhận thức, quan trọng nhất là bước tiến bộ trong một công việc có ý nghĩa. Và khi con người thường xuyên trải nghiệm cảm giác của sự tiến bộ, họ càng có khả năng sáng tạo hiệu quả trong thời gian dài. Cho dù họ đang cố gắng để giải quyết một bí ẩn khoa học lớn, hay đơn giản là tạo ra một sản phẩm chất lượng cao, sự tiến bộ hằng ngày (thậm chí chỉ là một thắng lợi nhỏ) có thể tạo nên sự khác biệt trong cách họ cảm nhận và làm việc.
11. Không quan trọng mục tiêu cao hay vừa phải, miễn là chúng có ý nghĩa với người lao động và cho thấy những nỗ lực của họ, sự tiến bộ khi thực hiện mục tiêu đó có thể giúp họ hồi sinh cảm xúc trong công việc.
Thông tin tác giả Harvard Business Review Press
Sách HBR Press - Hạnh Phúc của tác giả Harvard Business Review Press, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark