Giới thiệu sách
Hán Việt Từ Điển
Hán Việt Từ Điển hiện Quốc văn ta không có cái gì làm tiêu chuẩn và căn cứ, cho nên nghiên cứu rất khó, mà khó nhất lại là những chữ những lời mượn trong Hán tự, ý nghĩa rất hồn hàm phức tạp, không thể theo thói quen mà hiểu rõ như phần nhiều các chữ, các lời nôm na. Bỉ nhân nghĩ rằng trong khi còn đợi lâu mới có bộ từ điển hoàn toàn, gồm tất cả những chữ những lời dùng trong Quốc văn vô luận là vốn của nước ta hay là mượn của Tàu, của Tây thì cần có ngay một bộ sách sư tập tất cả, hoặc phần nhiều những chữ những lời ta đã mượn trong Hán văn là bộ phận khó nhất của Quốc văn. Bỉ nhân đem bộ sách này cống hiến cho đồng bào, chỉ hy vọng có thể giúp cho sự nhu yếu hiện thời của học giới ta một phần trong muôn phần vậy.
Thông tin tác giả Đào Duy Anh
Sinh (1904 - 1988) sinh ra ở Thanh Hóa, quê gốc ở Hà Nội. Ông tốt nghiệp Thành chung tại trường Quốc học Huế năm 1923, sau đó dạy học tại trường Tiểu học Đồng Hới (Quảng Bình). Năm 1926, ông cùng chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng thành lập báo Tiếng-dân, đồng thời gia nhập Việt Nam Cách mạng đảng. Sau thời gian bị bắt do hoạt động cách mạng (1929), ông chuyển sang con đường hoạt động văn hóa và cống hiến cho khoa học tới tận những năm cuối đời.
Sinh thời, học giả Đào Duy Anh đã thực hiện trên 30 công trình nghiên cứu, được in thành khoảng hơn 60 tập sách, ngoài ra còn tham gia hiệu đính, biên tập và chú giải cho hàng chục đầu sách khác. Phạm vi nghiên cứu của ông bao quát rất nhiều lĩnh vực, và ở lĩnh vực nào cũng đạt được thành tựu đáng kể, như sử học, địa lý, từ điển, ngôn ngữ, văn hóa và văn học dân gian. Những công trình nghiên cứu của học giả Đào Duy Anh được xem là “mang tính khai phá đặt nền tảng cho sự hình thành nền sử học và nền văn hóa học hiện đại Việt Nam”. Tên ông được ghi trong Từ điển Larousse với tư cách là một nhà bách khoa thư của thời hiện đại.
Sách Hán Việt Từ Điển của tác giả Đào Duy Anh, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark