Gương Chiến Đấu - Những Bài Học Thành Công
Độc giả rất quen thuộc với Anh em nhà Karamazov, Nanh Trắng hay Từ điển Triết học... Nhưng có khi nào các bạn tự hỏi những Dostoïevsky, Jack London… đã phải chiến đấu như thế nào để đạt được thành công không?
Hãy đọc Gương chiến đấu - Những bài học thành công của tác giả Nguyễn Hiến Lê để thấy hết được thăng trầm trong cuộc đời của những con người nổi tiếng. Và ở đâu đó, bạn còn có thể thấy thấp thoáng cuộc đời của chính tác giả, một người luôn phải chiến đấu với nghịch cảnh, chiến đấu với bệnh tật để học và để viết.
Qua cuốn sách “Gương chiến đấu - Những bài học thành công”, tác giả đã tổng hợp lại những câu chuyện về cuộc đời của 6 danh nhân nổi tiếng:
1. Dostoïevsky
2. Jack London
3. Voltaire
4. Mustapha Kémal
5. Ibn Séoud
6. Byon
Qua những câu chuyện của các danh nhân, độc giả dễ dàng thấu hiểu được cuộc đời của họ. Con đường đi tới thành công không trải đầy hoa hồng, nó tràn đầy những chông gai, thử thách và nếu không có tinh thần chiến đấu mãnh liệt bạn khó có thể tìm thấy đích đến ở cuối con đường. Và 6 danh nhân xuất chúng họ đã làm được điều đó. Họ luôn chiến đấu hết mình, chiến đấu vì những mục tiêu đã đề ra, chiến đấu vì hạnh phúc nhân loại và hơn hết họ chiến đấu để bảo vệ cho lý tưởng của bản thân mình. Thông qua đó các bạn sẽ biết được vì sao bạn thất bại, vì sao bạn chưa thành công và vì sao bạn chưa có động lực để rèn luyện tinh thần chiến đấu mãnh liệt.
Các bạn độc giả hãy cùng chúng tôi tham khảo những trích dẫn hay từ cuốn sách này:
• “Nhận một viên đạn mà chết còn hơn uống những viên thuốc mà chết”. – “Nghèo thì khổ thật, nhưng sống nghèo còn hơn sống xa hoa mà nhàn cư như bọn quý phái. Tôi sung sướng đã thoát được cảnh xa hoa và tôi sẽ tránh nó suốt đời”.
• “Khi tôi tới với các ông thì tôi thấy các ông chia rẽ nhau, chém giết lẫn nhau, cướp bóc lẫn nhau không ngừng. Những kẻ thương lượng công việc cho các ông, âm mưu để hại các ông, họ gây mối bất hòa giữa các ông để các ông không đoàn kết với nhau được mà mạnh lên. Khi tôi tới với các ông thì tôi yếu lắm, không có một sức mạnh nào cả, trừ sự phù hộ của Thượng đế, vì, như các ông đã biết, lúc đó chỉ có bốn chục người giúp tôi. Vậy mà tôi đã làm cho các ông thành một dân tộc, một dân tộc hùng cường...”.
• “Con phải hiểu bổn phận của con. Sau này con phải thống nhất tổ quốc và con sẽ gặp nhiều trở ngại. Con phải tập sống một đời thiếu thốn, chiến đấu, và tập trung ý nghĩ vào mục đích duy nhất đó. Đừng bao giờ thất vọng vì nghịch cảnh. Và khi nào thấy mù mịt trên đường đời thì con phải chịu kiên nhẫn, đợi lúc Chúa chỉ dẫn cho”.
Để rèn luyện tinh thần chiến đấu hãy soi vào những tấm gương tiêu biểu và học tập từ họ. Gương chiến đấu - Những bài học thành công là một cuốn sách mà các bạn độc giả nên đọc nếu muốn tự tin chiến thắng những khó khăn, thử thách trên con đường chinh phục thành công.
Thông tin tác giả Nguyễn Hiến Lê
Sinh (ngày 20 tháng 11 năm 1912 – ngày 22 tháng 12 năm 1984) là nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam, có 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế, v.v. Trong hồi ký, Nguyễn Hiến Lê viết: "...Tôi sinh ngày 20 tháng 11 ta, giờ Dậu, năm Tân Hợi (nhằm ngày 8 tháng 1 năm 1912). Đổi ra bát tự để lấy lá số Tử Bình hay Hà Lạc thì tôi sinh năm Tân Hợi, tháng canh tý, ngày Quý Mùi, giờ Tân Dậu".
Nguyễn Hiến Lê quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội). Thân phụ ông tên Nguyễn Văn Bí, hiệu Đặc Như, là con trai út của một nhà Nho. Thân mẫu ông tên Sâm, làng Hạ Đình (nay là phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ông học tại Hà Nội, trước ở trường Yên Phụ, sau lên trường Bưởi. Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu quãng đời nửa thế kỷ gắn bó với Nam bộ, gắn bó với Hòn ngọc Viễn Đông. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952 chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo. Những năm trước 1975 và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn.
Trong đời cầm bút của mình, đến trước khi mất, ông đã xuất bản được hơn một trăm bộ sách, về nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình, giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân, du ký, dịch tiểu thuyết, học làm người... Tính ra, số bộ sách của ông được xuất bản gần gấp 1,5 lần số tuổi của ông và tính từ năm ông bắt đầu có sách in (đầu thập niên 1950), trung bình mỗi năm ông hoàn thành ba bộ sách với 800 trang bản thảo có giá trị gửi tới người đọc.