TẤT CẢ DANH MỤC

Điện Ảnh Và Cuộc Đời - Tái Bản 2018 Có Bổ Sung

Điện Ảnh Và Cuộc Đời - Tái Bản 2018 Có Bổ Sung
  • Giá bán: 94.500 ₫ 105.000 ₫
  • Tiết kiệm: 10.500 ₫-10%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    2018
  • Kích thước:

    13.5 x 20.5 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    264

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Điện Ảnh Và Cuộc Đời - Tái Bản 2018 Có Bổ Sung

Người kể sự tích dân tộc mình bằng điện ảnh

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tôi đánh bạn với anh Đặng Nhật Minh từ sau Hiệp định Paris về Việt Nam, đến nay kể đã hơn 30 năm.Trong cuộc đời tan hợp vô thường này, được gìn giữ một tình bạn trong ngần ấy thời gian, âu cũng là một điều vạn hạnh của đời người. Năm 1980, tôi đang trú tại Nhà sáng tác của Hội Nhà văn ở Quảng Bá thì anh Đặng Nhật Minh tìm đến mời tôi viết lời bình cho phim tài liệu Nguyễn Trãi do anh làm đạo diễn. Những ngày ấy, suốt ngày tôi bận bịu với hai con nhỏ trong ánh sáng nhá nhem của khu nhà sáng tác, thỉnh thoảng anh Đặng Nhật Minh ghé qua trao đổi về bộ phim, rồi lại đi quay tiếp và tôi lại cặm cụi viết một mình. Anh Đặng Nhật Minh là người Hà Nội gốc Huế duy nhất thường xuyên lui tới với tôi những ngày ấy ở Quảng Bá. Anh nói với tôi về những dự định của mình trong bộ phim tương lai, chiếu cho tôi xem những hình ảnh vừa quay được. Tôi thực sự làm quen với điện ảnh từ ngày ấy, tất cả đều qua anh Đặng Nhật Minh. Thành thật thú nhận rằng đấy là một người bạn luôn luôn mang đến cho tâm hồn tôi sự dễ chịu, cùng với niềm kính trọng trong công việc. Sau khi cộng tác với nhau có kết quả trong bộ phim Nguyễn Trãi, đầu năm 1982 anh Đặng Nhật Minh lại mời tôi lên Lạng Sơn cùng đoàn làm phim Thị xã trong tầm tay(phim do anh viết kịch bản và đạo diễn). Thị xã Lạng Sơn ngày ấy vắng hoe sau chiến tranh biên giới, và chúng tôi đã có những giờ ngồi trò chuyện bên nhau trong những quán cóc còn sót lại bên đường. Tôi ănở với đoàn làm phim đóng trong một ngôi trường vắng của thị xã Lạng Sơn. Ở đó vào mỗisáng tinh sương đầy tiếng chim rừng. Người kỹ sư thu thanh của Xưởng phim cần mẫn dùng một con sào dài có buộc chiếc micro ở đầu ngọn để thu tiếng chim hót làm dự trữ cho phần âm thanh của bộ phim. Đây là phim truyện đầu tiên Đặng Nhật Minh tự viết kịch bản để rồi từ đấy anh chỉ làm những phim do chính mình viết kịch bản và đạo diễn.

Ngay từ đầu khi quen Đặng Nhật Minh tôi đã thấy anh là một người rất quyết liệt trong ý đồ nghệ thuật của mình.Tôi cho rằng đó là biểu hiện của bản lĩnh, và lòng tự tin nghề nghiệp, tuy hơi có vẻ cứng rắn nhưng lại rất cần thiết đối với nghề điện ảnh, ở đó những ý đồ sáng tạo luôn dễ bị lung lay trước những khó khăn khách quan bên ngoài. Ví dụ trong kịch bản Nguyễn Trãi, đoạn quay ở ải Chi Lăng, Đặng Nhật Minh cần có hình ảnh một con ngựa băng qua một cánh đồng lầy. Hôm quay tôi thấy anh đi đi lại lại, băn khoăn mãi không dứt, tôi bèn hỏi và được biết chủ nhiệm phim yêu cầu cho thay con ngựa bằng một con bò, vì bên bộ phận “đạo cụ” đi lùng sục mãi không tìm được một con ngựa nào. Nhưng Đặng Nhật Minh cương quyết không chịu để thay thế ngựa bằng bò, làm như thế kịch bản “chống Minh” chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Sau này khi xem phim tôi thấy Đặng Nhật Minh đã có lý. Hình ảnh con ngựa khó nhọc băng qua cánh đồng lầy cùng tiếng ngựa hí thảm thiết đã nói lên rất nhiều. Nếu chỗ ấy thay bằng một con bò thì không biết đoạn phim ấy sẽ ra sao... Sau thành công của bộ phim tài liệu nghệ thuật Nguyễn Trãi, Đặng Nhật Minh bắt tay làm bộ phim truyện đầu tiên Thị xã trong tầm tay do anh tự viết kịch bản. Hình ảnh quán xuyến của bộ phim truyện này là một thành phố biên giới đổ nát, trên đó qua hồi ức của nhân vật chính, người xem chứng kiến một cuộc tình đẹp đẽ, trongsáng bị tan vỡ bởi những thành kiến hẹp hòi, nghi kỵ của một thời. Tôi đọc thấy ở đây ý đồ xuyên suốt của đạo diễn là, một Hạnh phúc được tạo nên bởi sự hàn gắn thay vì lòng hận thù, đó chính là Hạnh phúc tìm thấy của tâm hồn Việt Nam, băng qua những đổ vỡ. Tôi có ấn tượng mãivới một hình ảnh trong phim tài liệu Nguyễn Trãi: bằng thủ pháp quay chậm hình, Đặng Nhật Minh đã cho một chiếc bình cổ lớn rơi vỡ tan tành trên những bậc thềm đá, như những mảnh vỡ mà lịch sử khắc nghiệt đã tạo nên.

Tiếp đến là phim Bao giờ cho đến tháng Mườinói về số phận của một phụ nữ nông thôn trẻ có chồng hy sinh trong chiến tranh. Tôi nghĩ rằng “chinh phụ” chính là hình tượng điển hình số một của dân tộc Việt Nam, một đất nước chìm đắm triền miên trong khói lửa từ ngày lập quốc đến nay. Sẽ không ngoa nếu nói rằng Bao giờ cho đến tháng Mườilà một tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của điện ảnh Việt Nam trong thế kỷ 20. Nó đem lại cho tác giả nhiều Giải thưởng và những lời khen ngợi của bè bạn khắp năm châu. Phim Cô gái trên sôngtiếp theo là một lời cảnh tỉnh của tác giả về sự bội bạc, bảo vệ những số phận “bị đời vui hắt hủi” và cũng là một tiếng nói tâm huyết của Đặng Nhật Minh dành cho thành phố chôn nhau cắt rốn của mình. Phim Thương nhớ đồng quê đặt ra một vấn đề đạo lý trước lương tâm người Việt Nam, trước một vùng nông thôn đã chịu quá nhiều hy sinh trong chiến tranh. Ở đây phẩm chất của người nông dân Việt Nam được tác giả khắc họa rất chân thực và rất trân trọng, phẩm chất mà họ đã đánh đổi bằng giá của máu. Tiếp đến là cuốn phim lịch sử Hà Nội - Mùa đông 46,trong đó tác giả đã cố gắng phản ánh vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối diện với những nhiệm vụ lịch sử trọng đại trong giây phút trước khi nổ ra Toàn quốc kháng chiến lần thứ nhất. Mặc dù lúc bộ phim mới ra đời, những kẻ có ý đồ xấu cố tình tung ra một dư luận không mấy thiện chí về phía tác giả, song tôi vẫn một lần nữa tin rằng Hà Nội - Mùa đông 46 đã thể hiện một cách xử lý vấn đề rất thông minh của tác giả Đặng Nhật Minh, bởi không ai có thể thuật lại bấy nhiêu sự kiện lịch sử trọng đại một cách cô đọng, súc tích và cảm động như vậy trong bấy nhiêu thời gian (một tiếng rưỡi đồng hồ của bộ phim). Rồi đến gần đây là phim Mùa ổinhắc nhở cho chúng ta biết rằng có những ký ức củamột thời tưởng chừng như không có gì đáng nói nhưng người ta vẫn phải trân trọng, giữ gìn nó như một di sản. Thông qua chuỗi phim truyện liệt kê trên đây, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã bền bỉ đi trên con đường gian lao của nghệ thuật, để khắc họa những vấn đề đặc trưng trong từng thời điểm lịch sử của xã hội Việt Nam đương đại. Nói rõ hơn, phải đợi hết chiến tranh trận mạc, nhà điện ảnh mới có điều kiện quay lại một vấn đề vẫn canh cánh bên lòng, đó là số phận của người phụ nữ Việt Nam trên một đất nước đánh giặc. Thị xã trong tầm taykhông ngờ lại là một lời cảnh báo đánh thức sự cảnh giác cho mọi người : Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác! Cô gái trên sônglại nhắc nhở những người của một thời đừng quên lời thề. Thương nhớ đồng quê giải thích nỗi lòng khôn nguôi đối với một mảnh đất đã từng lặn lội. Hà Nội - Mùa đông 46 nhắc ta nhớ về những tháng ngày đầu mối của các sự kiện lịch sử đầy bi tráng của dân tộc và Mùa ổi như một lời căn dặn đặt trước lương tâm của mọi người.

Cuốn phim sau bao giờ cũng mang ý nghĩa tiếp nối của các cuốn phim trước. Có thể nói rằng suốt đời đánh bạn với điện ảnh, Đặng Nhật Minh đã chăm chú tổng kết lịch sử của dân tộc mình.

Tờ thời báo lớn nhất Nhật Bản Nihon Keizai Shimbun, năm 1999 đã tặng anh Giải thưởng NIKKEI ASIA PRIZE dành cho người nghệ sĩ bằng nghệ thuật điện ảnh đã nói lên được tâm tư tình cảm của dân tộc mình và cũng là của các dân tộc châu Á ra với thế giới”. Tôi nghĩ thật không có gì chính xác hơn để nói về toàn bộ sáng tác điện ảnh của Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Nhật Minh. Mỗi cuốn phim của anh thực hiện là một lời tuyên ngôn của người nghệ sĩ trước cuộc đời.Tôi tâm lĩnh ý hướng nghệ thuật của Đặng Nhật Minh: Đó là sự trung thành không mệt mỏi đối với sứ mệnh “lập ngôn” của người nghệ sĩ trước thời đại của mình.

Tháng 10/ 2005

H.P.N.T.

 

Kính tặng hương hồn Cha Mẹ tôi

Tôi coi đây là Hồi ký Điện ảnh bởi những gì được viết ra trên những trang giấy này chủ yếu nói về những việc làm của tôi trong điện ảnh. Nó không đi sâu vào việc kể lại tỉ mỉ tiểu sử, nhưng cũng không bỏ qua những giai đoạn, những sự kiện, những người thân đã có ảnh hưởng đến cuộc đời cũng như sáng tác của tôi trong điện ảnh.

Viết hồi ký là một việc mà từ lâu tôi rất ngại ngùng. Viết làm sao trung thực với chính mình mà lại không động chạm đến ai, quả là khó. Nhưng nếu không viết ra thì ngay đến những người thân ruột thịt trong gia đình cũng không sao hiểu được mình đã làm gì, tại sao làm như vậy, và những gì đã đến với mình trong cuộc đời đầy biến động này... Dầu sao, nếu gạt bỏ đi những cái chủ quan của người viết, mà chắc là không tránh khỏi, vẫn còn lại cái gì đó hữu ích đối với những ai muốn tìm hiểu đôi chút về một thời làm phim ở nước ta.

HàNội tháng 6/2018

ĐẶNG NHẬT MINH

 

CÁC GIẢI THƯỞNG TRONG ĐIỆN ẢNH CỦA NGHỆ SĨ NHÂN DÂN, ĐẠO DIỄN ĐẶNG NHẬT MINH

Phim truyện :

- Thị xã trong tầm tay( Bông Sen Vàng LHP quốc gia năm 1983 )

- Bao giờ cho đến tháng Mười( Giải đặc biệt LHP Hawaii Mỹ, Giải Bông Sen

Vàng LHP quốc gia năm 1985 )

- Cô gái trên sông(Giải Bông Sen Bạc LHP quốc gia năm 1987)

- Trở về(Giải đặc biệt LHP Châu Á- Thái Bình Dương ở Sydney năm 1994)

- Thương nhớ đồng quê(Giải Kodak - LHP Châu Á - TBD ở New Zeland), Giải Khán giả LHP Fribourg (Thụy Sĩ ) năm 1995

-   Hà Nội – Mùa đông 1946(Giải Bông Sen Bạc LHP quốc gia năm 1997), Giải A của Bộ Quốc phòng năm 1999

-   Mùa ổi(Giải Bông Sen Vàng tại LHP Việt Nam năm 2000); Giải thưởng lớn Donkihote của Hiệp hội các Câu lạc bộ điện ảnh Thế giới (Ý); Giải của BGK trẻ tại LHP Locarno (Thụy Sĩ ), Bằng khen của Fripresci (Hiệp hội phê bình phim Thế giới) tại LHP Namur (Bỉ) năm 2000

-  Đừng đốt! (Giải Khán giả tại LHP Fukuoka, (Nhật bản); Giải Bông Sen Vàng tại LHP quốc gia 2009; Giải Cánh Diều Vàng của Hội Điện ảnh); Giải A của Bộ Quốc phòng năm 2009

Phim Tài liệu :

-  Tháng 5 - những gương mặt(Giải Bông Sen Bạc LHP Việt Nam lần thứ IV năm 1977)

-  Nguyễn Trãi(Giải Bông Sen Bạc LHP Việt Nam lần thứ VI năm 1983)Cúp Vinh danh nghệ sĩ điện ảnh cống hiến xuất sắc cho nền điện ảnh dân tộc của Hội Điện ảnh Việt Nam (năm 2011)

-  Các giải thưởng Quốc tế khác:

-  Giải thưởng Nikkei Asia Prize trong lĩnh vực văn hóa của báo Nihon Keizai Shimbun Nhật bản năm 1999

-  Giải Thành tựu trọn đời (Life Time Achievement Award) tại Liên hoan phim quốc tế Gwangjiu (Hàn quốc) năm 2005

-  Năm 2008 bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mườiđược đài truyền hình CNN (Mỹ) bình chọn là một trong 18 phim hay nhất của điện ảnh Châu Á mọi thời đại

-  Năm 2010 được Viện Hàn lâm Điện ảnh Hoa Kỳ vinh danh (Academy Salute) là người có những đóng góp nổi bật đối với điện ảnh Việt Nam

-  Năm 2013 nhận Giải thưởng Điện ảnh Nobel Hòa bình mang tên Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung (Kim Dae Jung Nobel Peace Film Award)

-  Năm 2016 nhận Giải Kỳ Lân Vàng cho toàn bộ sự nghiệp điện ảnh tại Liên hoan phim quốc tế Amiens (Pháp) lần thứ 36
Sách Điện Ảnh Và Cuộc Đời - Tái Bản 2018 Có Bổ Sung của tác giả Đặng Nhật Minh, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Điện Ảnh Và Cuộc Đời - Tái Bản 2018 Có Bổ Sung để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Điện Ảnh Và Cuộc Đời - Tái Bản 2018 Có Bổ Sung

Điện Ảnh Và Cuộc Đời - Tái Bản 2018 Có Bổ Sung

Giá bán tại NetaBooks: 94.500 ₫ 105.000 ₫
Tiết kiệm: 10.500 ₫-10%
-
+
Chọn mua
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng