TẤT CẢ DANH MỤC

Cụ Phó bảng Minh Xuyên Hoàng Yến và tác phẩm Cầm học tầm nguyên - 琴學尋源 - khảo - chú - luận

Cụ Phó bảng Minh Xuyên Hoàng Yến và tác phẩm Cầm học tầm nguyên - 琴學尋源  - khảo - chú - luận
  • Giá bán: 162.000 ₫ 180.000 ₫
  • Tiết kiệm: 18.000 ₫-10%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Cụ Phó bảng Minh Xuyên Hoàng Yến và tác phẩm Cầm học tầm nguyên - 琴學尋源 - khảo - chú - luận

Trích phần một - những dòng đầu tiên của THÂN THẾ CỤ PHÓ BẢNG MINH XUYÊN HOÀNG YẾN

Trong quyển Quốc triều hương khoa lục (國朝鄉科錄) của Cao Xuân Dục  (高春育) kê cứu hơn 5.000 người đậu cử nhân (khoa  thi Hương) của triều Nguyễn tính từ khoa thi Hương đầu tiên năm 1807 cho đến khoa thi cuối cùng vào năm 1918, tổng cộng gồm 47 khóa thi, trong đó khoa thi cuối cùng năm Mậu Ngọ (1918) tức năm Khải Định thứ 3.

Khoa này là khoa thi Hương cuối cùng. Các trường thi chung (Bình Định thi chung với  Thừa Thiên, Thanh Hóa thi chung với trường Nghệ An) nhưng theo ngạch đã định chọn số người lấy đậu riêng. Phép thi bàn đổi rằng kỳ thứ nhất thi văn sách hai bài (văn chương hoặc luân lý 1 bài, chính trị hoặc luật lệ 1 bài), từ trát hai đề (chiếu dụ hoặc sớ 1 đề, công văn thư từ 1 đề).  Kỳ thứ hai thi luận quốc ngữ 1 đề (về thời vụ), toán pháp quốc ngữ 2 đề (đo lường), thiết vấn quốc ngữ 1 đề. Mỗi kỳ phải được 10 điểm trở lên mới được kể là trúng. Kỳ thứ tư làm văn được đầy đủ cả 3  đề (luận chữ Hán 1 đề,  luận chữ Quốc ngữ 1  đề, văn chữ Pháp 1 đề), đều phải đạt 7 điểm trở lên. Những người đạt cả 4 kỳ theo thứ tự điểm cao thấp mà lấy đúng ngạch định, còn lại xếp vào hạng tú tài. Khoa này trường Hà Nam đã đình bãi.

 

Dẫn luận lời tác giả:

Năm 2017 tôi vô tình biết được tác phẩm Cầm học tầm nguyên, trong khi tôi tìm tài liệu về phái đoàn Phan Thanh Giản đi Pháp, nhưng lại biết Cầm học tầm nguyên với tên là Âm nhạc Huế - Đờn nguyệt và đờn tranh trong tạp chí Những người bạn cố đô Huế (Bulletin des Amis du Viex Hué - BAVH) bản dịch tiếng Việt, số năm 1919.


Tôi đọc một mạch bài viết, tuy rất thích thú nhưng không ấn tượng lăm bởi văn từ hơi ngô nghê. Sau đó tôi biết được nó dịch từ bản tiếng Pháp, tôi không quan tâm lắm vì vốn dĩ không biết tiếng Pháp. Nhưng tôi chú ý đến phần bản đờn được in đằng sau bằng chữ Hán, và cảm thấy tràn đầy sự tò mò, định bụng để dành đến khi cần sẽ tra cứu.

 

Hơn một năm sau, một lần nữa tôi lại vô tình biết đến tác phẩm Cầm học tầm nguyên khi đang tra cứu về nhân vật Tương An Quận Vương, từ trong quyển sách bổ ích Tâm sự Tương An Quận Vương qua thi ca của ông của thầy Nguyễn Khuê, thì bắt được một thông tin ông này cũng là một nhân vật sành cổ nhạc (âm nhạc Huế), mà tư liệu được trích dẫn trong sách được lấy từ nguồn Tạp chí Nam Phong. Vốn dĩ bổn thân là một người quan tâm tới nghiên cứu cổ nhạc, nên tôi tò mò tìm đến Tạp chí Nam Phong để truy nguyên nguồn gốc. Tôi chới với vỡ lẽ ra bài viết ấy chính do ông Hoàng Yến viết, tức là bài viết mà mình đã đọc một năm trước ở tạp chí BAVH. Chỉ có điều ở Nam Phong bài viết bằng Việt ngữ gốc do chính tác giả viết nên hoàn toàn thu hút tôi hơn là bản dịch trước đó.


Thế là một lần nữa tôi có duyên với Cầm học tầm nguyên. Sau khi đọc lại bài viết trong sáu kỳ đăng trong Tạp chí Nam Phong, tôi cảm thấy đây hoàn toàn là một tư liệu có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác nghiên cứu âm nhạc cổ truyền cũng như là người nghiên cứu âm nhạc Huế. Tôi quyết định, thử sức mình một lần nữa để khảo cứu lại chính xác, và nghiên cứu về tác phẩm này, nêu ra những giá trị của tác phẩm, đồng thời so sánh tác phẩm trong tương quan những thư tịch nghiên cứu âm nhạc của Việt Nam thời trung đại, hòng góp phần nhỏ cho giới nghiên cứu một tư liệu gốc, tiện cho việc tìm hiểu và tra cứu.


Công việc được bắt tay vào vô cùng khó khăn vì tình hình tư liệu, những thư tịch chữ Hán của Trung Quốc cũng như của Việt Nam hiện nay khan hiếm như nước trên sa mạc. Do đó tôi còn định bụng sẽ dành phần khảo cứu kỹ lưỡng ấy cho một dịp sang Đài Loan, vào “dựng trại” trong thư viện trường mà hòng hoàn thành.


Nhưng may thay, trong quá trình tra cứu tôi đã tìm được một kho tư liệu mở những thư tịch cổ được scan lại và cho download công khai, thành thử việc khảo cứu của tôi bỗng trở nên dễ dàng về mặt tư liệu, bước tiếp theo sẽ là tập trung vào tra cứu mà thôi. Nhờ đó mà tôi đã hoàn thành phần khảo chú sớm hơn dự kiến.


Trong quá trình khảo cứu, ngoài việc đã may mắn tìm được kho tư liệu để khảo cứu, tôi còn được hỗ trợ nhiệt tình về tư liệu bản gốc tiện cho việc biên tập so sánh như đã nói trong phần “lời tri ân”.


Đọc và nghiên cứu Cầm học tầm nguyên, mới nhận thấy được cái tư tưởng Nho giáo trong nền âm nhạc cổ truyền của ta từ âm nhạc Huế, cho đến âm nhạc tài tử Nam bộ. Nó giúp cho chúng ta giải đáp một thắc mắc Nho phong tài tử, tư thái nho nhã thanh bai của người tài tử âm nhạc, giống và khác như thế nào với người tài tử văn nhân. Từ đó củng cố thêm cho việc tìm hiểu tư tưởng Nho giáo trong nền âm nhạc cổ truyền mà trong đó có ca Huế và đờn ca tài tử Nam bộ.

 

Bên cạnh việc khảo chú tác phẩm Cầm học tầm nguyên. Tôi đã cố gắng tìm tòi tư liệu để góp phần phác thảo vài nét về tác giả Hoàng Yến cũng như cuộc đời làm quan, hoạt động âm nhạc và trước tác của ông, từ những sử liệu đầu thế kỷ 20. Qua tác phẩm Cầm học tầm nguyên cùng những bài nói chuyện của ông, đưa ra luồng tư tưởng về quan điểm âm nhạc của ông, cũng như tiêu biểu cho giới âm nhạc miền Trung đầu thế kỷ 20.


Qua tư tưởng đó của ông, xét về tác phẩm Cầm học tầm nguyên được mở rộng so sánh với thiên Nhạc biện trong sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ đầu thế kỷ 19. Trong tương quan so sánh đó, góp phần làm rõ hơn tư tưởng âm nhạc truyền thống của dân tộc Việt Nam ta trải qua bao thế kỷ, được hình thành trên cơ sở nào. Giành lại vị trí tiên phong xứng đáng mang tính khảo cứu cho Cầm học tầm nguyên trong tương quan với Cầm ca Việt Nam của Toan Ánh.


Đóng góp cuối cùng của tôi trong việc nghiên cứu tác phẩm Cầm học tầm nguyên đó là gióng lại một hồi chuông để những nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến thư tịch chữ Hán cổ của dân tộc, đồng thời khuyến khích những nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống cũng như những người mộ điệu âm nhạc cổ truyền phải làm quen với chữ nhạc truyền thống, từ chữ Quốc ngữ cho đến chữ Hán. Từ cơ sở đó góp phần thúc đẩy cho những nghiên cứu sau này về âm nhạc cổ cũng như bản đờn xưa của chúng ta.

Sài Gòn, Tân Phú, tháng Giêng năm 2019

Nguyễn Phúc An

 

Lời giới thiệu

Cầm trong tay tập bản thảo Cụ Phó bảng Minh Xuyên Hoàng Yến và tác phẩm Cầm học tầm nguyên (khảo - chú - luận) của Nguyễn Phúc An, tôi thầm cảm thấy mình thật may mắn khi được là người đọc và viết tựa cho tập sách này. Cuốn sách là tập chuyên khảo giới thiệu về cụ Phó bảng Hoàng Yến và kiến thức âm nhạc Huế của ông qua cuốn Cầm học tầm nguyên. Tôi tuy không nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc cổ truyền, nhưng nội dung cuốn sách đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng.


Xưa nay, không có nhiều người nghiên cứu về âm nhạc cổ truyền, đặc biệt là âm nhạc viết bằng chữ Hán lại càng không phải ai cũng có đủ kiến thức am hiểu, đủ kiên trì để tìm tòi nghiên cứu. Là một người nghiên cứu cổ nhạc, lại chịu khó, cần mẫn với công việc nghiên cứu, cộng với khả năng đọc tốt chữ Hán, am hiểu về tri thức Hán cổ đã giúp 
Nguyễn Phúc An trong chưa đầy một năm đã cho ra đời hai tập chuyên khảo về âm nhạc. Cuốn thứ nhất là tập chuyên khảo về dòng nhạc cổ của dân tộc: Đờn ca tài tử Nam bộ - Khảo và luận ấn hành cuối năm 2018, và lần này là Cụ Phó bảng Minh Xuyên Hoàng Yến và tác phẩm Cầm học tầm nguyên (khảo - chú - luận). Tôi thật sự ngưỡng mộ về sự cần cù, kiên trì theo đuổi và kiến thức sâu rộng về âm nhạc cổ truyền của Nguyễn Phúc An. Cuốn sách có thể coi là sự gợi mở tiếp theo cho việc nghiên cứu về cổ nhạc cũng như cho những nhà làm nhạc có thêm những hiểu biết về âm nhạc truyền thống của dân tộc.


Nội dung của cuốn sách ngoài phần khảo và luận về cụ Phó bảng Hoàng Yến và Cầm học tầm nguyên, tác giả còn dành một số trang cho việc bình luận so sánh với những tác phẩm nhạc cổ khác để tìm ra những điểm tương quan trong nghiên cứu âm nhạc truyền thống. Cụ Phó bảng Hoàng Yến là một nhân sĩ có thực tài trong giai đoạn cuối triều Nguyễn, ông có học vấn uyên thâm cả cựu học và tân học, ông vừa làm quan trong triều đình vừa là một nghệ sĩ am hiểu cổ nhạc Huế, là người phong lưu, thành thạo cả cầm, kỳ, thi, họa cũng như am hiểu về nghề đàn.

 

Cầm học tầm nguyên chứa đựng bao kiến thức về âm nhạc cổ truyền Huế của cụ Phó bảng Hoàng Yến mà bao lâu nay đã bị quên lãng. Dưới sự khảo cứu của Nguyễn Phúc An, cuốn sách đã được trả về giá trị vốn dĩ của nó, gợi lại cho chúng ta một bức tranh về âm nhạc cổ truyền của Huế trong quá khứ, giúp chúng ta nhận diện thêm về nguồn thư tịch cổ của Trung Quốc đã tồn tại ở Việt Nam cho đến đầu thế kỷ 20, giúp chúng ta hiểu được xuất xứ và nguồn gốc các loại nhạc cụ cổ truyền đã và đang sử dụng như: đàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn nhị… Đồng thời cũng nhận thức được loại hình âm nhạc cổ truyền Huế đã ảnh hưởng đến âm nhạc đờn ca tài tử ở Nam bộ như thế nào. Cho đến hôm nay, những điều tinh túy, những giá trị cốt lõi của âm nhạc truyền thống vẫn được phát huy và có những ghi nhận từ việc cả Nhã nhạc Cung đình Huế và đờn ca tài tử Nam bộ đều được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây thật là điều đáng tự hào cho nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc.


Từ những khảo cứu và biện luận về cổ nhạc, đặc biệt là việc sử dụng tài liệu cấp một và trích dẫn chuyên nghiệp trong nghiên cứu đã làm cho chuyên khảo tăng thêm phần giá trị và tính xác thực trong nghiên cứu cổ nhạc xưa nay. Vấn đề này xưa nay không phải ai cũng có thể làm được.


Nhìn chung, cuốn sách là tập chuyên khảo về âm nhạc truyền thống có giá trị và hữu ích cho bất cứ nhạc sĩ hay người nghiên cứu về âm nhạc nào, cũng như những ai quan tâm về cổ nhạc của dân tộc. Từ những lý do đó mà tôi hy vọng, và có thể chắc chắn, tập chuyên khảo này sẽ được đón nhận một cách rộng rãi không chỉ những người làm nhạc muốn tìm hiểu về âm nhạc truyền thống mà cả những người nghiên cứu về âm nhạc và những người muốn khám phá, tìm hiểu về âm nhạc truyền thống của Việt Nam, cũng như những nhà nghiên cứu về thư tịch cổ chữ Hán của ta.

Phạm Ngọc Hường


Tiến sĩ - Phó Giám đốc Trung tâm Sử học Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ TP. Hồ Chí Minh, trọng xuân, 20 tháng 3 năm 2019
Sách Cụ Phó bảng Minh Xuyên Hoàng Yến và tác phẩm Cầm học tầm nguyên - 琴學尋源 - khảo - chú - luận của tác giả Nguyễn Phúc An, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Cụ Phó bảng Minh Xuyên Hoàng Yến và tác phẩm Cầm học tầm nguyên - 琴學尋源 - khảo - chú - luận để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Cụ Phó bảng Minh Xuyên Hoàng Yến và tác phẩm Cầm học tầm nguyên - 琴學尋源  - khảo - chú - luận

Cụ Phó bảng Minh Xuyên Hoàng Yến và tác phẩm Cầm học tầm nguyên - 琴學尋源 - khảo - chú - luận

Giá bán tại NetaBooks: 162.000 ₫ 180.000 ₫
Tiết kiệm: 18.000 ₫-10%
-
+
Chọn mua
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng