Giới thiệu sách
Cư Kỉnh - Hồ Biểu Chánh
Trong tác phẩm này, tác giả Hồ Biểu Chánh đã tường thuật về thực tế xảy ra ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của thế kỷ XX. Nhân vật Chí Cao trong cuốn sách này được coi là một ví dụ điển hình cho sự suy đồi đạo đức của một phần trí thức thời đại. Chí Cao, một nhà văn nổi tiếng, đã lợi dụng nghệ thuật viết để gây ra những đau khổ và lừa dối tình cảm của độc giả. Cuối cùng, anh ta đã phải chịu trái đắng vì những hành động không đúng đắn mà anh ta đã làm.
Trích dẫn sách Cư Kỉnh - Hồ Biểu Chánh
Ông Huyện Hàm Tân thuở nay chưa từng nghe ai vấn kế về một câu chuyện quan hệ mà lại cao thượng như vậy, bởi vậy ông nghe quan Chủ quận nói dứt lời rồi thì ông ngẩn ngơ, không biết phải đáp thế nào cho xứng với ý tứ của người hỏi. Ông ngồi suy nghĩ, sực nhớ lời của Trọng Cung đối đáp với Khổng phu tử trong sách Luận ngữ, ông hội ý mới đáp với quan Chủ quận:
- Theo ý tôi, quan lớn trị dân, quan lớn thiệt hành 5 chữ này: “Cư ý kinh nhi hành giãn”; thì có lẽ quan lớn khỏi lỗi với nghĩa vụ, mà cũng khỏi lỗi với trách nhậm.
- Cư kinh nhi hành giãn nghĩa là sao?
- Nghĩa là lúc bình thường, đối với quan lớn thì quan lớn phải thận trọng dè dặt, đừng để trái với lương tâm, rồi đến lúc hành chánh, đối với nhân dân, thì quan lớn phải quảng đại dễ dàng, đừng câu chấp việc nhỏ.
- Tôi rất cảm ơn ông Huyện. Tôi sẽ dùng câu ông dạy tôi đó mà làm biểu hiện để trị dân.
- Tôi xin quan lớn hãy xét lại. Tôi thuộc phái cựu học. Tôi sợ e ý và lời của tôi không hiệp thời chăng?
- Lời đạo đức thì hiệp thời luôn luôn, dầu đời tấn hóa đến bực nào đi nữa cũng không bỏ đạo đức được. Tôi tin chắc như vậy.
- Quan lớn làm quan mà quan lớn tôn trọng đạo đức thì quý báu biết chừng nào.
- Ông quan nào cũng phải vậy, chớ nào phải một mình tôi hay sao mà ông khen. Nếu không lấy đạo đức mà trị dân thì làm sao được người ta kêu là “dân chi phụ mẫu”.
- Bẩm, quan lớn nói phải lắm.
Thông tin tác giả Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh (1884–1958), tên thiệt là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên; là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông sanh năm 1884 (trong giấy khai sanh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc ấp Thành Nhất, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.
Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ. Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.
Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chánh phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chánh phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.
Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 73 tuổi. Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhứt, phường 11 quận Gò Vấp. Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quý mến hơn tên thiệt Hồ Văn Trung của ông.
Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lợi hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bổn dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan... đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tiểu thuyết của ông thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ quốc ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Kỳ, từ giọng văn đến miêu tả con người. Ông có phóng tác một số tiểu thuyết Pháp.
Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam Kỳ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ 20 với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt của ông nôm na, bình dị. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.
Sách Cư Kỉnh - Hồ Biểu Chánh của tác giả Hồ Biểu Chánh, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark