Giới thiệu sách
Combo 7 Cuốn Của Tủ Sách Đời Người
- Thiết kế bìa đồng bộ theo series, mỗi tủ sách nhỏ là một phong cách mỹ thuật riêng, phù hợp cho các mục đích thẩm mĩ hoặc làm quà tặng.
- Có đánh số thứ tự trên mỗi cuốn sách, thuận tiện để độc giả theo dõi và sưu tầm.
- Sách có 2 gáy, được thiết kế bụng sách giúp sách sạch và ít bị bám bụi. Tay gấp bụng sách dài có thể dùng làm bookmark tiện lợi trong quá trình đọc.
1. Truyện Cổ Nước Nam - Quyển Hạ: Muông Chim
Một công trình lớn của Nguyễn Văn Ngọc là Truyện cổ nước Nam (1934), sưu tầm và phóng tác theo những truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn dân gian và truyện cười dân gian. Bộ sách gồm 2 tập, trong đó 1 quyển kể về con người, và 1 quyển kể về các loài chim muông. Truyện cổ nước Nam được nhà văn kể theo cốt truyện mà ông sưu tầm được với quan điểm nhân văn trong sáng, được nhiều tầng lớp độc giả yêu thích.
Truyện cổ nước Nam tập hợp hơn 200 truyện cổ, sự tích về con người và muôn loài nước Việt đã lưu truyền trong đời sống dân gian từ xa xưa cho đến tận ngày nay, được học giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc dày công lưu giữ, tuyển chọn và biên soạn. Đó là những truyện cổ làm cho “nước Nam mới thật là nước Nam vậy”, “một kho vàng vô giá của ông cha để lại làm cái vốn rất quý cho con cháu”, bởi “làm người Nam nên biết truyện cổ nước Nam. Tinh thần người Nam hiện ra ở đấy, tinh hoa nước Nam muốn lưu lại cũng ở đấy”.
2. Truyện Cổ Nước Nam - Quyển Thượng: Người Ta
Một công trình lớn của Nguyễn Văn Ngọc là Truyện cổ nước Nam (1934), sưu tầm và phóng tác theo những truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn dân gian và truyện cười dân gian. Bộ sách gồm 2 tập, trong đó 1 quyển kể về con người, và 1 quyển kể về các loài chim muông. Truyện cổ nước Nam được nhà văn kể theo cốt truyện mà ông sưu tầm được với quan điểm nhân văn trong sáng, được nhiều tầng lớp độc giả yêu thích. Truyện cổ nước Nam tập hợp hơn 200 truyện cổ, sự tích về con người và muôn loài nước Việt đã lưu truyền trong đời sống dân gian từ xa xưa cho đến tận ngày nay, được học giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc dày công lưu giữ, tuyển chọn và biên soạn. Đó là những truyện cổ làm cho “nước Nam mới thật là nước Nam vậy”, “một kho vàng vô giá của ông cha để lại làm cái vốn rất quý cho con cháu”, bởi “làm người Nam nên biết truyện cổ nước Nam. Tinh thần người Nam hiện ra ở đấy, tinh hoa nước Nam muốn lưu lại cũng ở đấy”.
3. Truyện Ngụ Ngôn Aesop
Ngụ ngôn Aesop là tập truyện ngụ ngôn được cho là do Aesop, một nhà văn Hy Lạp cổ đại sáng tác. Aesop đã được xem là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới và đã được truyền miệng và được sưu tập qua nhiều thế kỷ và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau theo truyền thống kể chuyện vẫn tiếp tục đến ngày nay. Trong những câu chuyện này, động vật có thể trò chuyện và có tính cách con người, chẳng hạn như Thỏ và rùa, Kiến và châu chấu. Đây là một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.
Trong quá trình lưu truyền đó, một số truyện đã bị mất đi nhưng cũng có một số truyện được thêm vào từ các nền văn hóa khác nhau, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhân loại đối với trí tuệ sâu sắc của ông. Ngụ ngôn Aesop đã được trích dẫn bởi Socrates, Aristophanes và các nhân vật nổi tiếng khác, Aesop được người Hy Lạp kính trọng, dù ông có xuất thân nô lệ.
4. Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine
Tác phẩm gồm trên 60 truyện thơ với văn phong dí dỏm và hàm súc đa nghĩa. Thơ ngụ ngôn của La Fontaine tiêu biểu cho bút pháp nhẹ nhàng linh hoạt, uyên bác, hài hước, và cũng mơ mộng, phóng túng. Thơ của ông mang tính chất dân tộc sâu sắc, là biểu tượng của nền văn hóa Pháp. Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã khiến cho thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và sự thực tinh tế, sinh động. Khi ông miêu tả thiên nhiên hay viết về các loài thú, loài cây, về con cáo, chùm nho, con cừu, cây bắp cải cũng như thể hiện lòng nhân ái bao la của ông đối với người nghèo. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới tri thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn Cổ điển khác. La Fontaine có nhiều bài thơ nổi tiếng: Ve và Kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non, Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và chùm nho, Gà trống và cáo, Ông già và các con, Gà mái đẻ trứng vàng, Thỏ và rùa, Chó thả mồi bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột,... Chúng phản ánh chân thực những mặt trái và tình huống của xã hội thời bấy giờ.. Xã hội loài vật trong ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp thời đại La Fontaine sống, với các cung bậc, tầng lớp, những mâu thuẫn bộc lộ bản chất của xã hội đó: từ những người thấp cổ bé họng đến những vị quyền cao chức trọng.
5. Truyện Cổ Dân Gian Nga
Tuyển tập các truyện cổ tích và truyện dân gian của Nga. Các câu chuyện xoay quanh các nhân vật như: hoàng tử - công chúa - cô gái xinh đẹp - mụ phù thủy - các loài vật… Đem đến một thế giới phong phú, đầy tính tưởng tượng không chỉ hấp dẫn các bạn nhỏ mà cả người lớn. Tên một số truyện: Người lính và nhà vua; Mèo và cáo; Công chúa ếch; Nàng Vát-xi xinh đẹp; Hoàng tử I-van, con chim lửa và chú sói xám.
6. Truyện Kiều
Đoạn trường tân thanh, thường được biết đến với tên Truyện Kiều, là một truyện thơ của đại thi hào Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3.254 câu. Câu chuyện dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc.
Vương Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng xuất thân từ một gia đình trung lưu, dưới Kiều còn hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong Tết Thanh minh, Kiều cùng hai em đi tảo mộ. Trong dịp này nàng gặp Kim Trọng – một chàng trai “Phong tư tài mạo tót vời / Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”. Hai người vừa gặp nhau “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Cũng trong dịp này, Kiều gặp nấm mồ vô cùng hiu quạnh, nàng cảm cảnh mà khóc than cho số phận của người kỹ nữ ấy. Trở về nhà, nàng được linh hồn Đạm Tiên báo trước cho những giông bão đời mình.
Sau khi gặp Thuý Kiều ớ buổi Thanh minh, Kim Trọng dò la tin tức của nàng rồi dọn nhà đến gần nhà Kiều và tìm cách làm quen. Nhân buổi cha mẹ vắng nhà, Kiều sang nhà Kim Trọng tâm tình. Mối tình giữa hai người nảy nở tốt đẹp, họ vừa yêu vừa trọng nhau rất mực. Họ đã thề nguyền và trao vật đính ước với nhau.
Gia đình Kim Trọng có tang, chàng phải về quê chịu tang. Trong khi đó, cha Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Gia đình Kiều tan nát, Vương ông và Vương Quan bị tra khảo. Kiều phải bán mình để chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh, nàng đã nhờ Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng đế không phụ tình chàng. Nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó. Hóa ra, Mã Giám Sinh với Tú Bà đều là những kẻ buôn thịt bán người. Ở lầu xanh, nàng đã toan tự sát nhưng không thành. Sau đó, Kiều tiếp tục bị Sở Khanh lừa tình, nàng cay đắng chấp nhận cuộc sống đầy tủi nhục. Tại đây, ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh cứu thoát. Nhưng Thúc Sinh đã có vợ là Hoạn Thư ở quê nhà. Biết chuyện của chồng, Hoạn Thư đã ngấm ngầm sai người đến bắt cóc Thuý Kiều về làm con ở rồi làm ra cảnh bắt Kiều hầu hạ hai vợ chồng mình trong tiệc rượu hàn huyên. Bị đánh ghen một cách tàn nhẫn, Kiều bỏ trốn đến nương nhờ cửa Phật. Chẳng may sư trụ trì vô tình gửi nàng cho Bạc Hạnh – một kẻ cùng nghề với Tú Bà, Kiều lại bị rơi vào lầu xanh một lần nữa. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải – một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất. Từ Hải cứu Kiều khỏi lầu xanh rồi giúp nàng báo ân báo oán. Vì một chút sơ sẩy, Kiều bị Hồ Tôn Hiến, một mệnh quan triều đình lừa nên đã hại Từ Hải chết đứng giữa trận tiền. Nàng còn bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu suốt đêm rồi đem gả cho một gã thổ quan. Trên đường ngồi kiệu hoa, nàng đã trầm mình xuống sông Tiền Đường. May sao, nàng được vãi Giác Duyên cứu vớt.
Tuy kết duyên với Thuý Vân, Kim Trọng vẫn nhớ thương Kiều, chàng đã cất công đi tìm nàng. May mắn thay, chàng gặp được vãi Giác Duyên. Gia đình Kiều được đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “lấy tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ”.
7. Gia Lễ Chỉ Nam.
Gia Lễ Chỉ Nam tổng hợp nghi thức trong phong tục cổ truyền gia lễ (tức tục tang lễ, ma chay của người Việt Nam), dẫn giải rõ ràng về cách áp dụng ngày giờ cũng như những điểm xung hợp liên quan đến kẻ sống và người khuất theo quan niệm của người xưa, những thể thức, kể từ giờ phút người bệnh biến sắc diện bước sang thời kỳ hấp hối rồi lìa đời… Ngoài ra còn có các bài cúng, khấn trong lúc hành lễ để người đọc tham khảo.
Bên cạnh đó còn đưa ra những điều nên bỏ hoặc thay đổi trong tập tục mai táng truyền thống không còn phù hợp với trình độ xã hội, gây phiền phức rườm rà.
Phần sau cuốn sách đề cập đến các nghi thức trong hôn lễ truyền thống và các lễ cần thực hiện từ lúc hai gia đình đến chào hỏi đến ngày tổ chức lễ cưới.
Phần cuối đưa ra chỉ dẫn cách ghi chép gia phả.
Sách Combo 7 Cuốn Của Tủ Sách Đời Người do Nhiều tác giả thực hiện, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark