TẤT CẢ DANH MỤC

Chính Sách Dân Tộc Của Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa Và Tác Động Của Nó Đền Vấn Đề Dân Tộc Và Quan Hệ Dân Tộc Ở Tây Nguyên (1955-1975)

  • Giá bán: 87.200 ₫ 109.000 ₫
  • Tiết kiệm: 21.800 ₫-20%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
Hết hàng. Quý Khách quan tâm có thể để lại email, Neta sẽ thông báo khi có hàng.
THÔNG BÁO KHI CÓ HÀNG
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    10-2020
  • Kích thước:

    16 x 24 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Tri Thức
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    316

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Chính Sách Dân Tộc Của Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa Và Tác Động Của Nó Đền Vấn Đề Dân Tộc Và Quan Hệ Dân Tộc Ở Tây Nguyên (1955-1975)

Vấn đề dân tộc và mối quan hệ dân tộc trong một quốc gia đa tộc người có vai trò quyết định tới sự ổn định, phát triển và sự hưng vong của một quốc gia. Để giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc, các giai cấp cầm quyền trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định đã ban hành và thực thi chính sách dân tộc, theo quan điểm của mình nhằm tác động trực tiếp đến các dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc đang tồn tại. Chính sách dân tộc trong một quốc gia có quan hệ nhiều mặt đến mối quan hệ giữa các dân tộc với quốc gia, giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, và giữa các dân tộc thiểu số với nhau thể hiện cụ thể thông qua các chính sách về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội… Chính sách dân tộc là một nội dung quan trọng của các nhà nước trong quốc gia đa dân tộc, bên cạnh các chính sách khác của quốc gia đó nói chung.

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người. Trong lịch sử, truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm và xây dựng đất nước của các dân tộc đa số và thiểu số đã tạo nên sức mạnh to lớn đưa dân tộc Việt Nam vượt qua những khó khăn gian khổ để thống nhất đất nước và phát triển như ngày hôm nay. Tuy nhiên, trong lịch sử, dưới sự áp bức bóc lột của chính quyền phong kiến, thực dân, vì quyền lợi của kẻ thống trị đã dẫn đến những mâu thuẫn thậm chí xung đột giữa các dân tộc thiểu số với chính quyền nhà nước, giữa các dân tộc thiểu số và đa số làm giảm đi sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.

Trong lịch sử Việt Nam thời kì 1954-1975 là một giai đoạn hết sức phức tạp trong bối cảnh đất nước bị chia làm hai miền với hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau. Miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam. Ở miền Nam Chính quyền Việt Nam Cộng hòa được sự giúp đỡ của Mĩ đã xác lập chế độ thực dân kiểu mới âm mưu chia cắt lâu dài sự nghiệp thống nhất đất nước. Do tầm quan trọng của vấn đề dân tộc trong bối cảnh đất nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng lúc bấy giờ, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã ban hành chính sách dân tộc, trong đó có Chính sách Thượng vụ dành riêng cho các dân tộc ở Tây Nguyên. Chính sách này trải qua hai thời kì khác nhau: Đệ Nhất Cộng hòa và Đệ Nhị Cộng hòa có nhiều đặc điểm tương đồng nhưng cũng có những khác biệt. Chính sách dân tộc này được thực thi trong thực tế đã tác động nhiều mặt đến vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên trên các phương diện: chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục và tôn giáo. Bên cạnh những việc làm được, chính sách này còn để lại những hậu quả tiêu cực mà sau ngày giải phóng, Chính quyền Cách mạng phải đối mặt giải quyết. Nghiên cứu chính sách dân tộc của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhằm trình bày lại những nội dung cơ bản của chính sách này và đánh giá những tác động nhiều mặt đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho việc xây dựng và thực thi chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay nhằm giải quyết tốt hơn nữa vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc vốn rất phức tạp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề dân tộc để phá hoại sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Chuyên khảo được xuất bản này là kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp trọng điểm của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trong hai năm 2010-2012 và được nghiệm thu năm 2013 sau khi sửa chữa theo sự góp ý của Hội đồng nghiệm thu và Hội đồng xuất bản sách của Trường.

Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, tôi xin chân thành cám ơn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã xét duyệt và cung cấp kinh phí thực hiện đề tài; cám ơn các nhà khoa học trong hội đồng nghiệm thu các cấp đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho việc nâng cao chất lượng báo cáo khoa học; cám ơn Ban Giám đốc Trung tâm lưu trữ Quốc gia II đã cho phép tôi sử dụng tài liệu lưu trữ của Trung tâm, mà nếu không có nguồn tư liệu này thì đề tài không thể thực hiện được.

Cuối cùng, cuốn sách được viết trong điều kiện mà nguồn thông tin tư liệu còn khiếm khuyết, các ý kiến của các nhân chứng lịch sử chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều, vấn đề nghiên cứu phức tạp nên khó tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp trao đổi của các bạn đọc.

(Trích Lời nói đầu, Chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam cộng hòa và tác động của nó đến vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (1955-1975), Nguyễn Văn Tiệp, Nhà xuất bản Tri Thức, 2020)

 -------------------

MỤC LỤC 

Lời nói đầu 
Danh mục những chữ viết tắt 

Chương 1. Cơ sở lí luận, tiếp cận nghiên cứu và tổng quan về tự nhiên, dân cư và dân tộc ở Tây Nguyên

 1.1. Cơ sở lí luận, cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu  
1.1.1. Những khái niệm và lí luận cơ bản về dân tộc, quan hệ tộc người và chính sách dân tộc  
1.1.2. Các lí thuyết tiếp cận về vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc  
1.2. Tổng quan về điều kiện, dân cư, thành phần dân tộc và kinh tế-xã hội  
1.2.1. Điều kiện tự nhiên  
1.2.2. Cư dân và thành phần dân tộc, tôn giáo  
1.2.3. Một số đặc điểm kinh tế-xã hội truyền thống của các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên  

Chương 2. Chính sách dân tộc của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với các dân tộc Tây Nguyên (1955-1975)

 2.1. Chính sách dân tộc của Chính quyền phong kiến và thực dân Pháp  
2.1.1. Chính sách dân tộc của các nhà nước hiện thời (từ đầu công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)  
2.1.2. Chính sách dân tộc của thực dân Pháp ở Tây Nguyên  
2.2. Chính sách dân tộc của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với các dân tộc Tây Nguyên (1955-1975)  
2.2.1. Bối cảnh lịch sử  
2.2.1. Chính sách dân tộc của chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa (1954-1963)  
2.2.2. Chính sách dân tộc của chính quyền Đệ Nhị Cộng hòa đối với các dân tộc Tây Nguyên (1964-1975)  
2.2.3. Bộ Phát triển sắc tộc và Hội đồng các sắc tộc  
2.3. Một số vấn đề về chính sách dân tộc của Chính quyền VNCH đối với các dân tộc Tây Nguyên  

Chương 3. Tác động của chính sách dân tộc của Chính quyền VNCH đối với các dân tộc Tây Nguyên về mặt kinh tế-xã hội

 3.1. Kinh tế  
3.1.1. Chính sách kinh tế của Chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa  
3.1.2. Chính sách kinh tế của Chính quyền Đệ Nhị Cộng hòa  
3.1.3. Nhận xét chung  
3.2. Xã hội  
3.2.1. Chính sách xã hội và các nhân tố tác động đến sự biến đổi xã hội  
3.2.2. Biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp và cộng đồng  
3.2.3. Chính sách xã hội và an sinh xã hội  

Chương 4. Tác động của chính sách dân tộc của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên về mặt văn hóa, giáo dục

 4.1. Văn hóa  
4.1.1. Chính sách văn hóa của Chính quyền VNCH  
4.1.2. Thực trạng đời sống văn hóa của các dân tộc  
4.2. Giáo dục  
4.2.1. Chính sách giáo dục và thực trạng giáo dục thời Đệ Nhất Cộng hòa  
4.2.2. Chính sách giáo dục và thực trạng giáo dục thời Đệ Nhị Cộng hòa  

Kết luận và một số nhận xét 
Tài liệu tham khảo 

Sách Chính Sách Dân Tộc Của Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa Và Tác Động Của Nó Đền Vấn Đề Dân Tộc Và Quan Hệ Dân Tộc Ở Tây Nguyên (1955-1975) của tác giả Nguyễn Văn Tiệp, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Chính Sách Dân Tộc Của Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa Và Tác Động Của Nó Đền Vấn Đề Dân Tộc Và Quan Hệ Dân Tộc Ở Tây Nguyên (1955-1975) để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Chính Sách Dân Tộc Của Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa Và Tác Động Của Nó Đền Vấn Đề Dân Tộc Và Quan Hệ Dân Tộc Ở Tây Nguyên (1955-1975)

Chính Sách Dân Tộc Của Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa Và Tác Động Của Nó Đền Vấn Đề Dân Tộc Và Quan Hệ Dân Tộc Ở Tây Nguyên (1955-1975)

Giá bán tại NetaBooks: 87.200 ₫ 109.000 ₫
Tiết kiệm: 21.800 ₫-20%
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng