Bí Mật Của Những Bí Mật (Quyển 2)
Thế kỉ 20 đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ làm nền tảng thúc đẩy sự phát triển của nhân loại trên bình diện vật chất: toàn thế giới đi vào nền kinh tế thông tin và tri thức, xã hội chuyển biến thành xã hội tri thức. Cả trái đất nay đã trở thành như một cái làng, một việc xảy ra ở bất kì ngõ ngách nào trên thế giới thì lập tức toàn thể thế giới đều được biết tới ngay.
Nhưng cũng thế kỉ 20 này còn chứng kiến những phát triển vượt bực nữa của tâm thức con người: việc xuất hiện nhiều bậc thầy tâm linh như Gurdjieff, Ramakrishna, J. Krishnamurti, Osho… với những chỉ dẫn phong phú về sự phát triển của con người mới và nhân loại mới.
Một trong các bậc thầy tâm linh được nhắc tới nhiều nhất và gây ra nhiều tranh luận nhất vào cuối thế kỉ 20 này chính là Osho. Nhưng điều mà Osho đã giảng giải trong suốt cuộc đời mình, thực sự cũng chính là những điều mà Phật, Mahavira, Lão Tử, Trang Tử, Jesus… những người chứng ngộ trong quá khứ đã nói.
Tâm linh theo Osho không phải là hệ thống đẳng cấp các lực lượng tinh thần chi phối thế giới vật chất. Trái lại, theo Osho, tâm linh đích thực chính là sự phát triển tâm thức của mỗi người, để sống một cách hoàn toàn tỉnh táo, có ý thức trong mọi suy nghĩ, hành động, tư tưởng, tình cảm của mình và tham gia vào các hoạt động sáng tạo trong thế giới vật chất.
"Osho sẽ được nhớ mãi như là nhà triết học vĩ đại - vị thánh và nhà huyền môn của thế kỷ 20. Cuộc đời và công việc của ông vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho những thế hệ tương lai. Và thông điệp cốt lõi đầy sức mạnh của ông sẽ giúp chúng ta phát triển các chuẩn mực đạo lý mới trên khắp toàn cầu vì sự phát triển của con người."
(Tiến Sĩ Manmohan Singh, Thủ tướng Ấn Độ)
Thông tin tác giả Osho
Là một nhân vật “ngoại hạng”, bởi vì ông không thể được xếp vào một trường phải cụ thể nào. Hàng ngàn bài giảng ông chia sẻ bao trùm mọi chủ đề - từ việc khám phá ý nghĩa tồn tại của bản thân cho đến những vấn đề khẩn thiết nhất của xã hội đương thời hay vấn đề liên quan đến chính trị. Osho nói: “Hãy nhở, bất cứ điều gì tôi đang chia sẻ không chỉ dành cho bạn... mà tôi cũng đang trò chuyện với cả những thế hệ tương lai nữa”.
Tờ Sunday Times của London mô tả Osho là một trong "1.000 Người kiến tạo của thế kỷ 20”. Còn tờ Sunday Mid-Day của Ấn Độ bình chọn Osho là một trong mười người – cùng với Gandhi, Nehru và Đức Phật – thay đổi vận mệnh của Ấn Độ.
Osho xác nhận rằng ông đang tạo điều kiện cho sự ra đời của một chủng loại người mới. Ông thường gọi “loài người mới” này là “Zorba Phật” – hình tượng kết hợp giữa Zorba “tay chơi Hy Lạp", đại diện cho chủ nghĩa khoái lạc và sự an nhiên tự tại của Đức Phật Cô Đàm.
Osho còn được biết đến với những đóng góp mang tính cách mạng trong lĩnh vực chuyển hóa nội tâm thông qua thiền định. Phương pháp thiền của Osho (Active Meditation) giúp giải tỏa căng thẳng cho cả thân và tâm, từ đó mọi người dễ dàng trải nghiệm sự an nhiên, tính tại trong cuộc sống thường nhật.