Không ai không biết, khi thế giới xem đất nước Israel là một quốc gia đi xâm lược thì họ đã chứng minh được, tâm niệm của mỗi người dân Isreal không phải sự xâm lược mà là họ thực hiện một cuộc chiến vì vận mệnh của dân tộc mình, sự hồi sinh vĩ đại của đất nước sau hơn 2000 năm bị áp bức. Và đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là trách nhiệm cao cả từ trẻ em đến người lớn, từ người lao động đến tri thức… Trải qua 4 cuộc chiến tranh lớn với các nước Arab cam go đã giúp họ biến một vùng đất chết hồi sinh trở lại.
Chúng ta vẫn thường nhắc đến cái tên Isreal – một dân tộc thông minh nhất thế giới. Tại sao được mệnh danh là quốc gia thông minh nhất?
Có rất nhiều đáng học tập từ quốc gia Isreal
Bạn có muốn biết tại sao dân tộc Do Thái sau hai ngàn năm vong quốc, phiêu bạt khắp thế giới mà vẫn hướng về Jérusalem, hễ gặp nhau là chúc nhau “Sang năm về Jérusalem”; muốn hiểu tại sao một nhóm người rời rạc, ngôn ngữ bất đồng, huyết thống cũng khác xa nhau, mà lại đoàn kết với nhau, chống lại khối Ả Rập, chống lại với cả Anh để tái lập quốc gia của họ trên một dải đất nhỏ xíu và nguy hiểm đó, nguy hiểm bởi Israel quay lưng ra biển mà đương đầu với ba phía Ả rập, muốn hiểu điều đó thì phải hiểu qua lịch sử dân tộc Do Thái và những nỗi đau, tủi nhục mà họ phải chịu tủi nhục trong hai ngàn năm này.
Nền giáo dục tạo nên một xã hội thông minh nhất thế giới
Nếu chỉ số IQ trung bình của thế giới là 100 thì chỉ số trung bình của quốc gia này là 110, đối với thiên tài như Albert Einstein là 140, Isarel có thế lực mạnh về dân trí nên nền kinh tế phát triển thần tốc có thể là điều đương nhiên. Họ rèn luyện cho con cái khả năng quản lý tài chính và dạy con hiểu về giá trị đồng tiền khi còn nhỏ. Tuyên truyền thuyết Thai giáo học “Thai nhi là thiên tài” và phương pháp giáo dục cho trẻ từ 1- 6 tuổi trong kinh Toharan và kinh Talmudh của người Do Thái.
Sự phát triển kinh tế của Israel
Israel là một nước mới thành lập, lại rất nhỏ do đó sự phát triển kinh tế ban đầu gặp nhiều khó khăn, địch vây ba phía. Nằm giữa sa mạc, diện tích chỉ bằng 3 tỉnh lớn ở Việt Nam, chỉ ¼ diện tích có thể trồng trọt, thiếu nước triền miên, khoáng sản nghèo nàn,… Dân Do Thái hồi hương khắp nơi về phải lo tiếp nhận định cư cho họ, dạy dỗ họ,… Những yếu tố đó làm cản trở sự phục hồi kinh tế của quốc gia này trong một thời gian dài. Nhưng, lại bừng sáng lên bước đầu khi họ phát triển canh nông, quyết tâm làm hồi sinh lại một miền đã chết từ mấy ngàn năm bằng những phương pháp lạ lùng nhưng hiệu quả.
Kibboutz – nhân bản đất nước Israel
Kibboutz còn gọi là nông trường cộng đồng, gồm vài trăm người tự ý sống với nhau, cùng làm, cùng ăn, cùng hưởng quyền lợi như nhau, y như một gia đình, nhu cầu của mỗi người được cộng đồng chu cấp, như một hình thức cộng sản tự do.
gười Israel đã xây dựng các Kibboutz của mình dựa trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng. Tại đó, một lối sống cộng đồng được thiết lập một cách khoa học. Nhờ có những cộng đồng với tinh thần đoàn kết rất cao trong kibboutz, Israel mới tạo ra được sức mạnh để khai phá những khu vực đất đai khô cằn và khắc nghiệt nhất nhì trên thế giới như sa mạc Neguev hay vùng biển Chết.
Sự tồn tại và phát triển của mô hình các kibboutz không chỉ chứng minh cho tính khoa học và hợp lý của nó, mà quan trọng hơn nó còn là một bằng chứng sống cho tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm khôi phục lại đất nước của dân tộc Do Thái.
Còn rất nhiều điều mà chúng ta nên biết và học hỏi ở dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường mạnh mẽ này. Và một cuốn sách nhỏ nói lên vô số điều đó chính là “Bài học Israel cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới” của tác giả Nguyễn Hiến Lê.
Cuốn sách cung cấp cái nhìn hệ thống lịch sử dân tộc Do Thái
Cuốn sách “Bài học Israel cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới” không chỉ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khá hệ thống về lịch sử dân tộc Do Thái, mà quan trọng hơn, thực tế hơn nó còn là một công trình khảo cứu về đất nước Israel từ khi được thành lập đến năm 1968.
Một đất nước mà chỉ với hơn nửa triệu dân từ khi lập quốc đã dám đứng ra đương đầu với cả thế giới Arab thù địch xung quanh. Thế giới sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng, một đất nước vừa mới được thành lập với cơ cấu dân cư phức tạp hơn bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới lại có được một tinh thần đoàn kết chiến đấu như vậy. Những người Do Thái trở về từ nước Nga Xô viết, từ Ba Lan lại sẵn sàng chung sức cùng với những người đến từ Anh, Pháp, Hoa Kỳ,… trong cuộc chiến sống còn.
Thông tin tác giả Nguyễn Hiến Lê
Sinh (ngày 20 tháng 11 năm 1912 – ngày 22 tháng 12 năm 1984) là nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam, có 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế, v.v. Trong hồi ký, Nguyễn Hiến Lê viết: "...Tôi sinh ngày 20 tháng 11 ta, giờ Dậu, năm Tân Hợi (nhằm ngày 8 tháng 1 năm 1912). Đổi ra bát tự để lấy lá số Tử Bình hay Hà Lạc thì tôi sinh năm Tân Hợi, tháng canh tý, ngày Quý Mùi, giờ Tân Dậu".
Nguyễn Hiến Lê quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội). Thân phụ ông tên Nguyễn Văn Bí, hiệu Đặc Như, là con trai út của một nhà Nho. Thân mẫu ông tên Sâm, làng Hạ Đình (nay là phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ông học tại Hà Nội, trước ở trường Yên Phụ, sau lên trường Bưởi. Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu quãng đời nửa thế kỷ gắn bó với Nam bộ, gắn bó với Hòn ngọc Viễn Đông. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952 chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo. Những năm trước 1975 và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn.
Trong đời cầm bút của mình, đến trước khi mất, ông đã xuất bản được hơn một trăm bộ sách, về nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình, giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân, du ký, dịch tiểu thuyết, học làm người... Tính ra, số bộ sách của ông được xuất bản gần gấp 1,5 lần số tuổi của ông và tính từ năm ông bắt đầu có sách in (đầu thập niên 1950), trung bình mỗi năm ông hoàn thành ba bộ sách với 800 trang bản thảo có giá trị gửi tới người đọc.