TẤT CẢ DANH MỤC

Ba Thế Hệ Trí Thức Người Việt (1862 - 1954) - Nghiên Cứu Lịch Sử Xã Hội

  • Giá bán: 195.500 ₫ 230.000 ₫
  • Tiết kiệm: 34.500 ₫-15%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
Hết hàng. Quý Khách quan tâm có thể để lại email, Neta sẽ thông báo khi có hàng.
THÔNG BÁO KHI CÓ HÀNG
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi
  • Tác giả:

  • Dịch giả:

    Lê Thị Kim Tân;
  • Ngày xuất bản:

    01-2020
  • Kích thước:

    16 x 1 x 24 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Tri Thức
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    0

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Ba Thế Hệ Trí Thức Người Việt (1862 - 1954) - Nghiên Cứu Lịch Sử Xã Hội

Ba Thế Hệ Trí Thức Người Việt (1862 - 1954) - Nghiên Cứu Lịch Sử Xã Hội

"Ba thế hệ tri thức người Việt" là một chuyên khảo liên ngành về xã hội học và lịch sử của nhà xã hội học nổi tiếng GS.Trịnh Văn Thảo.

GS. Trịnh Văn Thảo sinh năm 1938, xuất thân trong một gia đình khá giả tại vùng ven Sài Gòn. Năm 1955, ông sang Pháp du học và bảo vệ luận án Tiến sĩ đệ tam cấp về xã hội học tại Đại học Sorbonnne. Ông cũng là trưởng khoa Triết học - Tâm lý học - Xã hội học tại Đại học Amiens, sáng lập viên Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Aix Marseille và cuối cùng giảng dạy tại ĐH Aix-Marseille cho đến khi nghỉ hưu. Trong số các công trình khảo cứu của ông, nổi bật lên là tác phẩm Le Vietnam du Confucianisme au Communisme. Un essai d’itinéraire intallectuel (Việt Nam từ Khổng giáo đến Chủ nghĩa cộng sản. Một tiểu luận về hành trình trí thức) được xuất bản tại Pháp năm 1990 tái bản năm 2007. Đến năm 2013, tác phẩm được dịch sang tiếng Việt với tên gọi: Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954) - Nghiên cứu lịch sử xã hội.

Để thực hiện công trình này, tác giả đã tiến hành khảo sát hành trang xã hội của 222 trí thức Việt Nam trong suốt giai đoạn từ năm 1862-1954. Một vấn đề đặt ra là vì sao tác giả lại chọn giai đoạn này để nghiên cứu về người trí thức mà không phải là bất kì giai đoạn nào khác? Phạm vi nghiên cứu của đề tài gắn liền với giai đoạn Việt Nam phải đối đầu với thực dân Pháp, vậy chúng có mối quan hệ như thế nào? Tác giả đã lý giải cho sự lựa chọn của mình như sau: “Đó là bởi vì, trái lại với các cuộc tranh chấp triền miên với Trung Quốc để giành sự toàn vẹn chính trị của nước nhà, thì trí thức hai nước lại có mối quan hệ tương đồng về hệ tư tưởng và văn hóa gắn kết họ lại với nhau; còn đối với sự xâm chiếm của thực dân, đó là mối nguy hại xâm nhập dần dần về mặt tôn giáo và thương mại của phương Tây, từ thế kỷ XVIII, đang đe dọa trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Phản ứng của phương Tây từ thế kỷ XVIII lúc bấy giờ tập trung vào văn hóa nhiều hơn là chính trị. Do đó, qua đối chiếu, ta dễ dàng có thể thấy nó mang dáng vẻ của cuộc chiến chống thập tự chinh và cuộc kháng chiến của giới trí thức giống như một dạng Kulturkampt [1] (cuộc chiến văn hóa), mà những chí sĩ-các nhà tư tưởng văn hóa trong cuộc xung đột-và các ảnh hưởng của giới trí thức (nhất là phong trào Cần Vương) đóng vai trò rất lớn” [tr.20].

Tác giả phân chia tầng lớp trí thức Việt Nam trong giai đoạn này thành 3 thế hệ: thế hệ năm 1862, trí thức cổ điển; thế hệ năm 1907, trí thức giữa hai thế giới và thế hệ năm 1925, trí thức Âu hóa. Cách phân chia như thế này cũng có sự tương đồng với một số học giả nước ngoài khác như Nguyễn Thế và trong nước khi nghiên cứu về thế hệ trí thức Việt Nam trong giai đoạn này như Chương Thâu, Trần Viết Nghĩa[2], tuy cách gọi tên có khác nhau.

Chúng ta có thể tạm chia tác phẩm này thành 3 phần.

- Phần dẫn nhập (tương ứng chương 1) là phần mở đầu với các vấn đề về lý thuyết xã hội học, phương pháp nghiên cứu xã hội-lịch sử được sử dụng trong công trình này. Tác giả đã vận dụng các phương pháp xã hội học để lý giải về việc chọn đối tượng nghiên cứu của công trình. Mục tiêu của Trịnh Văn Thảo đã được trình bày rõ là nhằm “nắm lấy những đặc trưng riêng của mỗi nhóm thế hệ bằng cách đưa chính xác các bước chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác với tất cả thiên hướng, thói quen, khuynh hướng trí thức cũng như những tác động xã hội hóa trong mỗi giai đoạn đã thử thách, tôi luyện và định hình nên họ” [tr.34].

- Phần thứ 2 (tương ứng với chương 2) là hành trạng xã hội của các thế hệ trí thức. Ở phần này, chúng ta thấy rõ việc tác giả vận dụng các phương pháp thống kê trong xã hội học để đưa ra các con số về thành phần gia đình, xuất thân, phân vùng địa lý, tính chất tử vong… Có thể nói, đây là một trong số ít các công trình mang tính liên ngành khắc họa sự đa dạng và phong phú của thế giới trí thức Việt Nam một cách tỉ mỉ, cẩn thận đến như thế. Một bức tranh xã hội trí thức đa chiều, đa cạnh.

- Nếu như chương thứ hai là hành trang xã hội thì từ phần thứ ba (tương ứng chương 3, 4, 5), tác giả đi sâu vào phân tích sự chuyện tiếp từ thế hệ này sang thế hệ của tầng lớp trí thức Việt Nam trong giai đoạn này. Thông qua các nhân vật tiêu biểu, tác giả đã cho thấy được sự phân hóa sâu sắc của tầng lớp trí thức Việt Nam khi đối diện với văn minh phương Tây. Chúng ta có thể tìm thấy những đoạn phân tích về tấn bi kịch của Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Ký của thế hệ trí thức cổ điển, sự tiếp thu với trào lưu dân chủ tư sản của thế hệ Nho học cấp tiến với những cái tên như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,… Hay những con người gợi nhớ một thế hệ tinh hoa thời Âu hóa như Nguyễn Đức Thảo, Nguyễn An Ninh và cả nhân vật Đệ Tứ Quốc tế Tạ Thu Thâu… Các nhân vật quốc gia như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh cũng được nhìn nhận theo một chiều hướng tích cực.

Có thể nói Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954) - Nghiên cứu lịch sử xã hội là một công trình nghiên cứu liên ngành đặc sắc về trí thức Việt Nam trong giai đoạn đầy biến động. Bức tranh tổng thể về ba thế hệ trí thức người Việt đã được tác giả khắc họa rõ nét với những sự phân hóa sâu sắc. Sự chuyển biến trong tầng lớp trí thức thời kì này gắn liền với các cao trào yêu nước khác nhau. Thế hệ trí thức cổ điển gắn với phong trào Tị địa, Cần Vương. Thế hệ thứ hai gắn với phong trào Đông Du, Duy Tân. Thế hệ thứ ba gắn liền với phong trào dân chủ tư sản và cả phong trào vô sản. Mỗi thế hệ trí thức đều cố gắng vươn lên hoàn thành sứ mệnh mà họ được xã hội gửi gắm.

Sách Ba Thế Hệ Trí Thức Người Việt (1862 - 1954) - Nghiên Cứu Lịch Sử Xã Hội của tác giả Trịnh Văn Thảo, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Ba Thế Hệ Trí Thức Người Việt (1862 - 1954) - Nghiên Cứu Lịch Sử Xã Hội để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Ba Thế Hệ Trí Thức Người Việt (1862 - 1954) - Nghiên Cứu Lịch Sử Xã Hội

Ba Thế Hệ Trí Thức Người Việt (1862 - 1954) - Nghiên Cứu Lịch Sử Xã Hội

Giá bán tại NetaBooks: 195.500 ₫ 230.000 ₫
Tiết kiệm: 34.500 ₫-15%
5/5
(1 nhận xét)
  • 100% | 1 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
Avatar
Nguyễn Anh Kiệt
Cực kì hài lòng
Trả lời
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng