TẤT CẢ DANH MỤC

Ăn Tết chơi Tết miền Tây

Ăn Tết chơi Tết miền Tây
  • Giá bán: 89.100 ₫ 99.000 ₫
  • Tiết kiệm: 9.900 ₫-10%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. MIỄN PHÍ GIAO HÀNG cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Mã giảm CHAO2025 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  3. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    01-2020
  • Kích thước:

    13 x 19 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    204

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Ăn Tết chơi Tết miền Tây

Lời nói đầu

Mênh mang sông nước Hậu Giang,

Tết quê đọng lại chứa chan mấy dòng!

Đã từ rất lâu, cứ vào dịp Tết đến xuân về, người dân miền Tây Nam bộ lại bắt đầu những công việc với họ chưa bao giờ là cũ, là hết thú vị mà luôn tràn đầy sự háo hức, vui tươi. Khi xuân đã nhẹ nhàng báo hiệu trên những vồng cải, bụi chuối, luống hoa vào vụ Tết, người ta bắt đầu chuẩn bị nếp gạo để gói bánh, tráng bánh, làm mứt, làm dưa, rồi chuẩn bị tảo mộ, quét dọn sửa sang nhà cửa, trang trí bàn thờ trong nhà ngoài sân… Theo đặc điểm tập quán từng vùng miền, cái cách ăn Tết, chơi Tết mỗi nơi mỗi khác. Cách người miền Tây Nam bộ Tết nhà, Tết vườn, Tết giếng, Tết ghe, tết Trâu, cúng ông Chuồng bà Chuồng, cúng ghe… là những nét đẹp trong văn hóa gắn liền với nền kinh tế tự túc tự cấp từ ngày xưa. Người dân miền sông nước ăn Tết, chơi Tết tuy bình dị nhưng rất kỹ lưỡng và chu toàn cả về mặt tâm linh lẫn cách đối nhân xử thế trong nghĩa tình làng xóm.

Mong rằng tập sách sẽ góp phần giúp bạn đọc hình dung một cách sinh động không khí, hương vị, sắc màu một cái Tết miền sông nước thuở xa xưa nhưng vẫn còn lưu luyến đến tận hôm nay.

Trần Minh Thương

Tríc dẫn sách Chuyện Vui Thời Kháng Chiến Ở Đất Thép

Trích Nấu rượu, làm lão tửu

Cũng như nhiều vùng miền khác trên đất nước ta, ngay từ những ngày đầu đặt chân đến vùng đất mới để khẩn hoang, sinh cơ lập nghiệp, trong đời sống của người xa xứ không bao giờ thiếu được... rượu. Đây là loại thức uống được nấu từ gạo, nếp và men. Vị cay nồng, lúc mới uống làm cho người thưởng thức có cảm giác ấm người, đỏ mặt, cảm giác lâng lâng, sau đó nếu uống quá khả năng sẽ dẫn đến xỉn, say, mất kiểm soát,... Và tất nhiên, rượu cũng không thể thiếu trong các nghi lễ, đặc biệt là những ngày Tết. Có thể nói không quá, cùng với nhang (hương), đèn (đăng), hoa, quả, bánh, mứt,... thì rượu chính là chất xúc tác để nối liền giữa hai thế giới âm - dương, là nơi để con cháu hiện tiền “nói với” ông bà, cha mẹ đã khuất bóng.

Trên bàn thờ ngày cúng Tất niên, hay mâm cúng ông bà ngày mùng Một, cúng Hành Binh, Hành Khiển ngày mùng Ba, Tết nhà, Tết vườn, Tết giếng, Tết trâu, cúng Ông Chuồng, Bà Chuồng, cúng ghe, cúng khai trương, xuất hành,... không bao giờ thiếu ba chung rượu lạt. Kêu “rượu lạt” là cách nói giảm, hô khiêm thể hiện lòng thành kính, chớ sự thật thì rượu cúng Tết là rượu ngon nhất. 

...

Đặc biệt và độc đáo là vậy, nhưng khi dâng rượu cúng, người ta chỉ cúng ông bà khuất mặt bằng rượu nguyên chất không pha chế. Lão tửu có ngon bao nhiêu đi nữa thì cũng chỉ dành cho người hiện tiền nhâm nhi mà thôi.

[...]

Trích Lặt lá mai, tỉa hàng rào, sửa nhà cửa

Liên quan đến loài cây cho bông với những cánh vàng tươi, dân gian vùng đất mới còn kể cho con cháu nghe câu chuyện đậm màu bi tráng.

Ngày xưa, ở xứ ấy, có một gia đình nọ, hai vợ chồng có cô con gái duy nhất. Họ đặt tên con là Mai. Cha cô là một thợ săn tài giỏi, danh tiếng vang khắp vùng. Mai vừa có được tính nết ngoan ngoãn, hiền lành của mẹ cô vừa được cả tài võ nghệ, săn bắn của cha nên cô được mọi người rất yêu quý. Hàng ngày, cô thường đi cùng cha mình lên rừng để săn bắt thú dữ rồi lại trở về phụ giúp mẹ việc bếp núc. Cuộc sống gia đình cô gái hết sức đầm ấm, vui vẻ.

Một thời gian sau, khu vực làng cô ở bỗng xuất hiện con báo đã thành tinh. Nó thường lui tới quấy nhiễu, khiến dân làng rất lo lắng. Biết chuyện, hai cha con thợ săn nhất quyết lên đường tìm diệt con quái thú, giúp đỡ mọi người. Tờ mờ sáng hôm sau, hai cha con mang theo khí giới vào rừng. Hai cha con đi được mấy ngày trời và đã ra tay diệt trừ được quái thú. Nhà nhà mừng rỡ, ai ai cũng nức lòng cảm tạ tình cảm nghĩa hiệp của hai cha con cô gái tên Mai.

Mấy năm sau, khi người thợ săn tuổi đã cao, sức khỏe đã giảm sút, cô gái đã đến tuổi lấy chồng. Mẹ cô may cho cô chiếc áo màu vàng thật đẹp, bà coi như món quà mừng con ngày xuất giá. Mọi chuyện đang yên lành thì cũng là lúc trong làng xuất hiện con trăn tinh. Nó thoắt ẩn, thoắt hiện, giết hại không biết bao nhiêu người. Xót xa trước cảnh tượng đó, hai cha con cô gái lại nguyện lên rừng diệt trừ loài tinh quái.

Hai cha con đi mấy ngày mới tìm ra nơi ở của con trăn tinh, quả thật nó không chỉ tinh ranh, mà còn rất nhanh và mạnh. Sau cả ngày quần thảo với mãnh xà, người cha đuối sức bị nó quật ngã, Mai dùng hết sức lực còn lại xuống tay giết được nó. Nhưng cô cũng bị nó cắn trúng người. Nọc độc của nó khiến cô không còn đứng vững được nữa. Tuy hai cha con đã bảo vệ được làng quê nhưng họ đều phải hy sinh tính mạng của mình. Việc làm của họ cảm động tới trời xanh. Vì vậy, Ngọc Hoàng xuống lệnh truyền: hàng năm Trời cho phép Mai được về nhà trong chín ngày, từ ngày 28 tháng Chạp cho tới hết mùng 6 Tết để mẹ con đoàn tụ. Từ đó, lần nào về, Mai cũng bận chiếc áo màu vàng mà mẹ cô đã may cho cô. Sau ngày mẹ cô mất đi, cô gái cũng không còn quay trở lại dương gian nữa mà hóa thân thành một cây hoa màu vàng rất đẹp, thường nở vào dịp Tết mà dân gian hay gọi là hoa Mai hay Mai vàng.

Tục chơi mai ngày Tết lâu dần đã trở thành nét văn hóa đẹp của người dân miền Tây Nam bộ. Theo cách chơi chữ đồng âm, mai vàng vừa mang lại cho chủ nhà nhiều may mắn, nhiều vàng lộc trong những ngày đầu năm mới. Bởi vậy, nhà nào không trồng mai, hoặc vì lý do gì đó mà mai nở sớm hoặc trễ thì chiều hai chín, ba mươi Tết phải sang nhà hàng xóm xin nhành mai về cắm trên bàn thờ ông bà cho mai nở bung nhụy vào ngày mùng Một Tết Nguyên đán.

Thông tin tác giả Trần Minh Thương

Trần Minh Thương

Bút danh: Thạch Ba Xuyên. Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam (2009)

Đã xuất bản:

  • Chuyện ăn uống của người bình dân Sóc Trăng, nhìn từ góc độ văn hóa dân gian, Nxb. Khoa học Xã hội, 2015.
  • Trò chơi dân gian Sóc Trăng, Nxb. Văn hóa dân tộc, 2016.
  • Hương sắc miền Tây (in chung), Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2018.
  • Ăn Tết chơi Tết miền Tây, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020.
  • Phong tục miệt Nam Sông Hậu, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020.
  • Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu giang, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022.
Sách Ăn Tết chơi Tết miền Tây của tác giả Trần Minh Thương, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Ăn Tết chơi Tết miền Tây để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Ăn Tết chơi Tết miền Tây

Ăn Tết chơi Tết miền Tây

Giá bán tại NetaBooks: 89.100 ₫ 99.000 ₫
Tiết kiệm: 9.900 ₫-10%
-
+
Chọn mua
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng