Cuốn sách mà không chỉ tất cả phụ nữ đều nên đọc mà ngay cả đàn ông cũng cần đọc và suy ngẫm về nó.
Nam nữ bình đẳng, phụ nữ cũng giữ những vai trò quan trọng như đàn ông. Họ cũng tự tạo cho mình chỗ đứng vững vàng, sự nghiệp vững chắc trong xã hội. Họ xinh đẹp và hiện đại, họ là những “siêu nhân” luôn phải cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Ai mà còn có tư tưởng trọng nam khinh nữ thì còn lạc hậu, còn bảo thủ phong kiến.
Chỉ cần phụ nữ quyết tâm họ cũng sẽ lập được những sự nghiệp lẫy lừng như đàn ông, mà nền văn minh tương lai sẽ không phải của riêng đàn ông xây dựng, vì họ không kém đàn ông về một phương diện nào hết. Họ còn là những tấm gương tiêu biểu để không chỉ những người phụ nữ noi theo mà ngay cả đàn ông cũng cần học hỏi họ nhiều thứ.
Cuốn sách “15 Gương phụ nữ” được tác giả tổng hợp cuộc đời của 15 người phụ nữ nổi tiếng đã hy sinh cuộc đời họ vì lý tưởng và lẽ sống. Cuốn sách chia thành 3 phần tương ứng với 3 lĩnh vực và 15 gương phụ nữ họ là chuyên gia trong lĩnh vực này.
Phần thứ nhất: BỐN NHÀ HY SINH CHO NHÂN LOẠI
1. Clotilde Lomboro: Ân nhân của những người bại liệt
2. Maria Deraismes: Người suốt đời chiến đấu cho nữ quyền
3. Hélène Bresslau: Theo chồng vô giữa rừng Phi châu để chăm sóc cho các người da đen
4. Louise Hervieu: Một người đau khổ để cứu muôn người
Phần thứ hai: NĂM NHÀ MẠO HIỂM
1. David Neel: Người đàn bà đầu tiên vô cấm thành Lhassa
2. Lafugie: Mạo hiểm khắp châu Á với một giá vẽ và một cây cọ
3. Ba người đàn bà một nét mặt: cùng gan dạ phi thường mà cùng khiêm tốn: Tamara Koutalova, Colette Duval, Valentino Terechkooa
Phần thứ ba: SÁU NỮ SĨ
1. Pearl Buck: Giúp đời để quên khổ
2. Han Suyin: Một người biết chấp nhận cuộc đời
3. Selma Lagerlof: Nữ sĩ đầu tiên được giải Nobel
4. Sigrid Undset: Một nữ sĩ can đảm tự tìm hiểu mình
5. Gabriela Mistral: “Tôi sẽ hát để an ủi loài người”
6. Nelly Sachs: Tiếng nói bi thảm của dân tộc Do Thái
Mười lăm người phụ nữ với 15 câu chuyện cuộc đời khác nhau nhưng ở họ luôn tồn tại một điểm chung duy nhất chính là luôn đi tìm niềm vui của cuộc đời mình trong hạnh phúc nhân loại. Bizbooks tin rằng thông qua cuốn sách “15 Gương hy sinh” các bạn có thể nhìn vào những câu chuyện của 15 nữ danh nhân tiêu biểu này để có thể tự rút ra cho mình những bài học thành công quý báu. Muốn nhanh thành công, các bạn hãy nhanh chóng đọc và suy ngẫm về 15 tấm gương phụ nữ này nhé!
Thông tin tác giả Nguyễn Hiến Lê
Sinh (ngày 20 tháng 11 năm 1912 – ngày 22 tháng 12 năm 1984) là nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam, có 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế, v.v. Trong hồi ký, Nguyễn Hiến Lê viết: "...Tôi sinh ngày 20 tháng 11 ta, giờ Dậu, năm Tân Hợi (nhằm ngày 8 tháng 1 năm 1912). Đổi ra bát tự để lấy lá số Tử Bình hay Hà Lạc thì tôi sinh năm Tân Hợi, tháng canh tý, ngày Quý Mùi, giờ Tân Dậu".
Nguyễn Hiến Lê quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội). Thân phụ ông tên Nguyễn Văn Bí, hiệu Đặc Như, là con trai út của một nhà Nho. Thân mẫu ông tên Sâm, làng Hạ Đình (nay là phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ông học tại Hà Nội, trước ở trường Yên Phụ, sau lên trường Bưởi. Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu quãng đời nửa thế kỷ gắn bó với Nam bộ, gắn bó với Hòn ngọc Viễn Đông. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952 chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo. Những năm trước 1975 và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn.
Trong đời cầm bút của mình, đến trước khi mất, ông đã xuất bản được hơn một trăm bộ sách, về nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình, giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân, du ký, dịch tiểu thuyết, học làm người... Tính ra, số bộ sách của ông được xuất bản gần gấp 1,5 lần số tuổi của ông và tính từ năm ông bắt đầu có sách in (đầu thập niên 1950), trung bình mỗi năm ông hoàn thành ba bộ sách với 800 trang bản thảo có giá trị gửi tới người đọc.