Tất cả danh mục

Có Một Vùng Văn Hóa Mekong

Giá bìa: 95.000 ₫

Giá bán tại NETA: 76.000 ₫

Tiết kiệm: 19.000 ₫-20%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. MIỄN PHÍ GIAO HÀNG cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Mã giảm CHAO2025 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  3. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    01 - 2025
  • Kích thước:

    14 x 22.5 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Tri Thức
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    172

Khi còn làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, tôi đã triển khai một đề tài khoa học dài hạn “Đời sống văn hóa của các dòng sông” ở Đông Nam Á mà trọng tâm là văn hóa sông Mékong. Như chúng ta đã biết, Đông Nam Á là một khu vực văn minh lúa nước và mọi hoạt động của con người đều được phô bày trên đôi bờ sông. Những năm 1975, tôi đã đề nghị với Xưởng phim tài liệu Ba Lan dựng lại nền văn hóa Mékong từ tiền sử đến ngày nay. Nhưng do nhiều nguyên nhân, ý định đó vẫn nằm trên giấy. Khi thành lập Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á Việt Nam (SEARAV), với tư cách là Chủ tịch, tôi vẫn đeo đuổi đề tài trên và đã tổ chức Chương trình hợp tác nghiên cứu phát triển tiểu vùng Mékong (MEKOPRO) trực thuộc Trung ương Hội. Kết quả nghiên cứu của MEKOPRO bước đầu đã được phản ánh trong công trình Việt Nam và hợp tác phát triển tiểu vùng Mékong (Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2002). Ở Việt Nam, việc quan tâm đến đề tài này còn ít, trong khi đó, ở các Trường Đại học vùng Đông Bắc Thái Lan, đâu đâu cũng thấy những Viện, những Trung tâm nghiên cứu về Mékong. Gần đây, cả nước như được thức tỉnh nhờ bộ phim Mékong ký sự của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2002, tôi được mời tham gia viết bài văn hóa sông Mékong cho công trình tập thể về Mékong của Chương trình trao đổi nghiên cứu tiểu vùng Đông Nam Á (SEASREP).

Tôi cho rằng việc hợp tác nghiên cứu, khai thác và bảo vệ môi trường dòng sông Mékong là một yêu cầu cấp bách vì sông này là

một trong ba con sông dài nhất châu Á và chảy qua sáu nước, liên quan đến lợi ích nhiều quốc gia từ đầu nguồn (Trung Quốc) cho đến cuối sông (Việt Nam). Do đó việc hợp tác phát triển tiểu vùng Mékong phải thoả mãn chính đáng lợi ích từng quốc gia và toàn khu vực trên nguyên tắc đồng thuận. Vậy cái gì sẽ là bộ máy điều chỉnh các lợi ích đó. Nói theo quan điểm của các nhà lãnh đạo Việt Nam thì văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực và là hệ điều tiết cho sự phát triển. Theo đó, sự hợp tác khai thác và bảo vệ môi trường sông Mékong phải dựa trên nền tảng của văn hoá. Tôi đã tiến hành nghiên cứu văn hóa Mékong và phát hiện ra người Lào Thay hiện nay (bao gồm cả người Lào và người Thay Yxán) ở dọc đôi bờ sông Mékong là di duệ trực tiếp của chủ nhân nền văn hóa Mékong. Tôi đã dựng lại nền văn hóa của họ và đặt tên cho Mékong là sông Mẹ - dòng sông khoan dung. Theo định nghĩa của UNESCO, thực chất khoan dung là chấp nhận cái khác mình nơi người khác để họ chấp nhận cái khác họ nơi mình. Tinh thần khoan dung đó là nét nổi trội của văn hóa Lào Thay. Hy vọng rằng, văn hóa sông Mékong sẽ làm điểm tựa và hội tụ văn hóa cho sự hợp tác hiện nay của các nước có dòng sông chảy qua.

Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với Giáo sư Phan Ngọc đã chuyển dịch sang tiếng Anh và giáo sư Cao Xuân Phổ đã hiệu đính bản thảo, cảm ơn Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã giúp tôi xuất bản tập sách này. Cảm ơn nghệ sĩ nhiếp ảnh Xuân Bình đã cung cấp cho tôi những bức ảnh quý giá mà anh đã đi chụp ở các nước suốt theo chiều dài của dòng sông Mékong.

Hà Nội, những ngày tháng 5-2007
Phạm Đức Dương

Sách Có Một Vùng Văn Hóa Mekong của tác giả GS. TS. Phạm Đức Dương, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark
Có Một Vùng Văn Hóa Mekong

Giá bìa: 95.000 ₫

Giá bán tại NETA: 76.000 ₫

Tiết kiệm: 19.000 ₫-20%