Bạn đã làm cha mẹ. Và bạn có lúng túng với bước đầu cho bé yêu ăn dặm?
Giai đoạn ăn dặm có vai trò là giai đoạn chuẩn bị để trẻ chuyển từ bú mẹ, uống sữa ngoài sang “nhai nát và nuốt”. Điều quan trọng của giai đoạn này không chỉ là cho trẻ ăn và theo dõi đảm bảo sự phát triển của trẻ mà còn phải theo dõi chức năng ăn và lôi kéo hợp lý sự ham thích ăn của trẻ, làm cho trẻ tự lập. Để làm được những việc đó, thống nhất quan điểm là rất quan trọng, phải thống nhất về việc lựa chọn thực phẩm, lượng ăn, cách ăn, những người lớn xung quanh giúp đỡ như thế nào. Tuy nhiên việc ăn dặm là việc hàng ngày. Bạn có đang băn khoăn trăn trở nên cho trẻ ăn gì, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào không. Trong giai đoạn lần đầu tiên bé tiếp xúc với thức ăn, nếu mọi người xung quanh bé quá nhạy cảm, lo lắng về bữa ăn dặm của trẻ, lo lắng đó sẽ truyền sang bé và thường làm mất đi không khí của bữa ăn vốn dĩ là vui vẻ.
Chính vì thế, đúng như tiêu đề của cuốn sách, tôi giới thiệu những công thức nấu ăn đơn giản mà ai cũng có thể làm được trong thời gian ngắn bởi nó “đơn giản”, “dễ làm” và những công thức nấu ăn phong phú sáng tạo ví dụ như chia từ thức ăn của người lớn, thực đơn sử dụng baby food … Ngoài ra còn nói rất cẩn thận về những thực phẩm cần phải cân nhắc khi trẻ bị ốm, dị ứng thực phẩm. Hơn nữa, cuốn sách cũng có cả những công thức nấu ăn khi bị dị ứng để bữa ăn dặm không trở nên nhàm chán.
Ngoài ra, chắc hẳn theo từng lứa tuổi, các bạn cũng nhiều điều nghi hoặc như “con tôi tỏ ra thích không thích nhiều thứ, liệu có vấn đề gì không”, “nên cân bằng sữa mẹ và ăn dặm như thế nào”??? "Ăn Dặm Kiểu Nhật" cuốn sách này cũng đã chuẩn bị những câu trả lời dễ hiểu cho những câu hỏi như vậy ở phần Q&A. Nếu đọc phần đó bạn sẽ dễ dàng hiểu được từ bây giờ nên làm cái gì, như thế nào và bạn có thể đối diện với trẻ bằng sự rộng lượng bao dung của mình.
Hãy tiếp xúc với trẻ bằng tấm lòng bao dung, rộng mở và chia sẻ cùng trẻ bữa ăn dặm vui vẻ. Mong rằng cuốn sách này sẽ trở thành cẩm nang giúp bạn chia sẻ thời gian ăn dặm vui vẻ cùng với trẻ.
Trích đoạn sách hay:
Cân bằng dinh dưỡng
Khi trẻ đã ăn được nhiều món, vấn đề cân bằng dinh dưỡng trở nên quan trọng. Chúng ta cần chú ý đến một thực đơn thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ.
Cân bằng dinh dưỡng tốt liên quan đến việc tạo thói quen ăn uống khoa học cho trẻ.
Đồ ăn dặm giúp trẻ bổ sung năng lượng và dinh dưỡng mà sữa mẹ và sữa ngoài chưa đủ. Lúc đầu chúng ta cho trẻ ăn dặm song song với việc bú sữa mẹ và uống sữa ngoài, nhưng từ giai đoạn ăn dặm nếu chúng ta suy nghĩ cho trẻ một thực đơn cân bằng dinh dưỡng tốt sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ đồng thời có thể giáo dục ăn uống cho trẻ.
Dù vậy, việc chuẩn bị bữa ăn là công việc hàng ngày nên bạn đừng để mình bị áp lực quá. Nếu bạn cảm thấy “việc duy trì hàng ngày thật khó” bạn có thể điều chỉnh trong 1 ngày hoặc 2~3 ngày cũng không sao.
Từ khi trẻ được 9 tháng tuổi cần chú ý đến thực đơn
Ở giai đoạn nuốt chửng và giai đoạn nhai nhồm nhoàm trẻ bị hạn chế bởi những thực phẩm và lượng có thể ăn nên bạn hãy coi trọng việc cho trẻ làm quen với đồ ăn hơn là vấn đề năng lượng và dinh dưỡng. Điều quan trọng là bạn cho trẻ ăn đồ ăn phù hợp với sự phát triển của trẻ, hoặc khi cho trẻ ăn loại thức ăn mới phải quan sát phản ứng của trẻ rồi mới tiếp tục.
Khi trẻ được khoảng 9 tháng tuổi đã ăn 3 bữa 1 ngày chúng ta cần suy nghĩ đến thực đơn cân bằng dinh dưỡng tốt cho trẻ. Bởi lúc này bữa ăn cung cấp nguồn năng lượng và dinh dưỡng chính cho trẻ là chính chứ không phải sữa mẹ và sữa ngoài. Chúng ta cần chú ý cho trẻ có bữa cơm nhiều màu sắc với thực đơn cơ bản bao gồm “Thực phẩm chính (chất đường bột)” + “Thức ăn chính (Chất đạm)” + "Thức ăn phụ (vitamin và khoáng chất)” + “Canh, Súp”.
Tôi muốn các bạn chú ý đưa các nguyên liệu giàu sắt vào thực đơn ví dụ như gan hay tảo nâu. Vì đến giai đoạn này thành phần sắt mà trẻ đã nhận được từ mẹ trong thời kỳ mang thai bắt đầu giảm dần.
Bạn có thể tập trung chủ yếu vào thực đơn theo kiểu Nhật có sử dụng nhiều loại nguyên liệu với ít dầu mỡ là rất tốt.
Điểm chú ý khi lên thực đơn
Điều cơ bản là cho trẻ ăn nhạt hạn chế lượng muối. Chế biết giữ được hương vị của nguyên liệu.
Đối với trẻ các cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn thiện nên cần hạn chế lượng muối. Trong thời kỳ nuốt chửng vị của chính các nguyên liệu là đủ đối với trẻ. Ở giai đoạn nhai nhồm nhoàm chúng ta sẽ tạo thêm hương vị. Từ giai đoạn nhai tóp tép về sau chúng ta cũng nên nấu cho trẻ ăn nhạt cố gắng phát huy được hương vị của nguyên liệu.
Từ 9 tháng tuổi trở ra chúng ta phải chú ý đến cân bằng dinh dưỡng khi nấu ăn cho trẻ
Từ 9 tháng tuổi sau sinh trở ra trẻ sẽ ăn 1 ngày 3 bữa, trẻ chủ yếu lấy năng lượng và dinh dưỡng thông qua bữa cơm. Để có bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ chúng ta cần chú ý đảm bảo bữa ăn có thực phẩm chính như cháo, thức ăn chính như thịt cá, thức ăn phụ như rau xanh và bổ sung thành phần dinh dưỡng còn thiếu bằng canh, súp.
Bạn cần suy nghĩ một thực đơn với nhiều màu sắc
Nếu bạn sử dụng nhiều loại nguyên liệu với nhiều màu sắc như màu đỏ (cà chua, cà rốt), màu xanh (cải bó xôi, súp lơ xanh), màu vàng (lòng đỏ trứng, bí ngô), màu trắng (đậu, cá trắng nhỏ)v.v…sẽ có được bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Nếu biết cách sử dụng tốt các loại rau theo mùa bạn sẽ có được bữa ăn hấp dẫn cho trẻ.
Khuyến khích thực đơn kiểu Nhật sử dụng ít dầu mỡ
Nếu sử dụng nước dùng dashi nấu từ tảo bẹ và cá thu bào bạn vẫn nấu được vị ngọt mà không cần cho muối. Hơn nữa, nếu là một thực đơn theo kiểu Nhật bạn có thể hạn chế lượng dầu mỡ, như vậy là một mũi tên trúng hai đích. Chúng ta hãy cùng suy nghĩ một thực đơn sử dụng chính là nước luộc rau….”